Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giao thông vùng ĐBSCL: Diện mạo mới sau năm 2015

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lượng thực của cả nước, góp phần rất lớn cho chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, thời gian qua khối lượng hàng hoá luân chuyển trong Vùng gặp rất nhiều khó khăn; hàng hoá xuất nhập khẩu trực tiếp qua các cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn rất khiêm tốn, chủ yếu thông qua các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy đã ảnh hưởng đáng kể đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và giá thành sản xuất trong Vùng mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém, không đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 

Cầu Cần Thơ đang xây dựng khi hoàn thành sẽ là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á


Với lợi thế là vùng đất giàu tiềm năng của cả nước về nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa vựa gạo quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia (chiếm 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 60% sản lượng thuỷ hải sản của cả nước). Nhưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ bị tụt hậu so với các vùng khác mà một trong những nguyên nhân chính được xác định là do hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông do kết cấu địa chất nền đất yếu nên suất đầu tư cao hơn các vùng khác, sông ngòi chằng chịt nên đầu tư đường giao thông phải xây dựng nhiều cầu dẫn đến vốn đầu tư tăng, do chiến tranh tàn phá và cũng do trong một thời gian dài ít được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, dẫn đến có nghịch lý là có tiềm năng nhưng chưa khai thác được nhiều nên phát triển chậm. Để thấy rõ hơn thực trạng giao thông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể đánh giá khái quát qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn trước năm 2000:
giao thông đường bộ của Vùng chỉ có tuyến trục dọc Quốc lộ 1A độc đạo, bị ngắt quãng bởi sông Tiền và sông Hậu, hệ thống cầu qua sông chủ yếu là từ thời Pháp nên không đáp ứng được lưu lượng phương tiện giao thông đang ngày một gia tăng như hiện nay là: Quốc lộ 91 (nối Cần Thơ - An Giang), Quốc lộ 80 (An Giang - Kiên Giang), Quốc lộ 63 (Kiên Giang - Cà Mau), Quốc lộ 60 (Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre - Tiền Giang), Quốc lộ 53 (Vĩnh Long - Trà Vinh), Quốc lộ 57 (Vĩnh Long - Bến Tre)... điều này chẳng những làm gia tăng giá thành sản phẩm, hạn chế tính cạnh tranh, kiềm hãm sự phát triển của các địa phương mà còn hạn chế sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông của vùng trong giai đoạn này cũng được quan tâm đầu tư một số công trình như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn TP.HCM - Trung Lương, hoàn thành cầu Mỹ Thuận (khánh thành ngày 21/5/2000 từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ úc và đối ứng của Việt Nam).

Giai đoạn từ năm 2001 - 2005: bắt đầu được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nỗ lực của địa phương nhằm vực dậy tiềm năng của vùng nên một số công trình đã được khởi động như việc nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, đoạn Cần Thơ - Năm Căn (khởi công năm 2003), tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cầu Cần Thơ (khởi công năm2004); các tuyến đường N1, N2; nâng cấp các sân bay Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc; nâng cấp các tuyến đường thuỷ TP.HCM - Cà Mau, TP.HCM - Hà Tiên... Nhưng việc đầu tư chưa đảm bảo sự đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, hệ thống cảng biển có quy mô nhỏ, công suất thấp chỉ đón được tàu dưới 10.000 tấn nên phần lớn hàng hoá đều phải qua cảng TP.HCM, không phát huy được lợi thế của trên 700 km chiều dài bờ biển và là nguyên nhân dẫn đến sự quá tải của hệ thống giao thông đường bộ đặc biệt là trục Quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - TP.HCM.

Giai đoạn từ 2005 - 2008: nhận thấy được tầm quan trọng và nguy cơ tụt hậu của vùng đất này nên Trung ương bắt đầu quan tâm hơn và ưu tiên  đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông của vùng mà bước đột phá là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và phương hướng đến năm 2020 với mục tiêu đẩy mạnh đầu tư để đến năm 2010 Đồng bằng sông Cửu Long có được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng. Từ khi Quyết định được ban hành thì một số công trình đã được khởi công như: tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường Nam sông Hậu, cầu hàm Luông, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ... nhưng nhìn chung các dự án vẫn triển khai chậm không đúng tiến độ do nhiều vấn đề về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, giá vật liệu tăng cao... nhưng cũng phải nhìn nhận sự quyết tâm của Trung ương về cải thiện hệ thống giao thông của vùng với những dự án trong thời gian tới như sau:

Giai đoạn sau năm 2008 đến năm 2015: đây là giai đoạn mang tính bứt phá, sẽ khởi công và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiều công trình đặc biệt quan trọng như cầu Rạch Miễu (dự kiến khánh thành đầu năm 2009), cầu Cần Thơ (thông xe kỹ thuật cuối năm 2009), cầu Cao lãnh (dự kiến đầu tư từ vốn viện trợ của Chính phủ úc), hoàn thành sân bay quốc tế Cần Thơ, khởi công xây dựng các dự án: cầu Vàm Cống, đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, tuyến đường Hồ Chí Minh; mở rộng các sân bay: Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ đảm bảo khả năng đón tàu trên 10.000 tấn... Song song đó cũng sẽ đầu tư các tuyến đường ôtô đến trung tâm xã, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, khi các công trình trên hoàn thành chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và cũng là niềm mong đợi của hơn 17 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Giai đoạn sau 2015: sẽ bắt đầu khởi động xây dựng nhiều dự án mang tầm cỡ quốc gia như dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, hoàn thành tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh nối dài đến Đất Mũi, đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Phú Quốc... Như vậy sau năm 2015 hệ thống cơ sở hạ tầng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mang diện mạo mới, hiện đại với hệ thống các tuyến đường cao tốc, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được nâng cấp, mở rộng và kết nối thông suốt với nhau, hệ thống cảng biển có thể đảm bảo công suất phục vụ hàng xuất khẩu của cả Vùng; toàn Vùng sẽ có 02 sân bay quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc) và 02 sân bay nội địa (Cà Mau, Rạch Giá), đây là điều kiện để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành du lịch.

Trở ngại nhất để triển khai thực hiện các dự án, công trình theo đúng kế hoạch và tiến độ là vốn đầu tư, nếu chỉ riêng vốn ngân sách nhà nước sẽ không đảm đương nổi vì vậy bên cạnh nguồn vốn nhà nước cần kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo hình thức: PPP (hợp tác nhà nước - tư nhân), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), hiện nay dự án tuyến đường cao tốc Cần Thơ - An Giang - Phnômphênh (Campuchia) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào danh mục đầu tư theo hình thức BOT, đã có nhà đầu tư của Mỹ đang quan tâm đến dự án và đang chuẩn bị khởi động dự án tuyến đường cao tốc Mỹ Thuận - Đồng Tháp - Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau cũng dự kiến huy động vốn đầu tư từ một trong các hình thức trên, đây là những tín hiệu đáng mừng. Bên cạnh đó, Trung ương quan tâm ưu tiên vốn đầu tư để triển khai nhanh các dự án theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và đặc biệt ưu tiên phân bổ nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long, có như thế thì vùng đất này mới có thể cất cánh, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm, là động lực để thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển./.
 

(Trần Công Khanh - Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
  • Mười vấn đề kinh tế vĩ mô năm 2008
  • Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch của một số quốc gia
  • Quy hoạch phát triển Công nghiệp Việt Nam: Xét từ góc độ phát triển bền vững
  • Kinh tế Vùng Kansai và triển vọng hợp tác với Việt Nam
  • Định hướng và những giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lào cai năm 2009 và những năm tiếp theo
  • Nam Định vượt qua khó khăn hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010
  • Huyện SaPa: phát triển văn hoá, du lịch - Động lực thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi