Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch của một số quốc gia

Ngày nay du lịch đã trở thành ngành kinh tế hết sức quan trong của hầu hết các quốc gia trên thế giới, du lịch được xem như ngành công nghiệp không khói. Đô thị du lịch là trung tâm của các hoạt động du lịch. Để ngành du lịch phát triển tốt tại các đô thị du lịch thì phải có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Còn để phát triển cơ sở hạ tầng tốt tại các đô thị du lịch, thì mỗi quốc gia có một chiến lược và giải pháp khác nhau. Sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng cho đô thị du lịch.

Kinh nghiệm của Singapore

Sigapore là một quốc gia nhỏ bé, diện tích 682km2, dân số 4,4 triệu người, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì. Tài nguyên du lịch cũng hết sức nghèo nàn. Nước ngọt cũng phải mua từ Malaysia. Không có đất sản xuất nông nghiệp do đó lương thực, thực phẩm chủ yếu cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu chủ yếu là nghề đánh cá biển, Singapore đã đổi mới và phát triển trở thành quốc gia giàu có xếp vào tốp đầu châu Á. Thập kỷ 80 tăng trưởng bình quân là 7,4%/năm, thập kỷ 90 tăng trưởng 7,7%/năm, năm 2000 tới nay tăng trưởng bình quân 9,9%. Thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm có thu nhập cao nhất châu Á (25.000 USD/năm). Do tập trung phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại nên đất nước này có bước tăng trưởng nhanh, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Singapore phần lớn được xây dựng ngay sau ngày độc lập, hệ thống đường giao thông hiện đại, bến cảng, sân bay, hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện được tập trung đầu tư mạnh. Đáng chú ý là đường giao thông rộng rãi (hầu hết trên 30m) xung quanh được bao phủ bởi màu xanh của cây và hoa. Dọc theo các con đường là những hàng cây có tên gọi là tembusu, trên những con đường qua cầu vượt, đường nối các khu nhà cao tầng ngập tràn hoa giấy trồng trong chậu hoặc đất tự tạo, kết thành những hàng hoa giăng kín nhiều màu sắc trên đại lộ, kể cả những khu nhà chung cư, siêu thị. Có thể nói, người Singapore đã biết tận dụng mọi không gian để tạo ra bức tranh hoa sinh động và quyến rũ. Chính phủ đã rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trường, do đó đã tạo ra một Singapore rợp bóng cây xanh, phục vụ hiệu quả việc phát triển kinh tế du lịch. Hệ thống tầu điện ngầm dài khoảng 40 km giúp cho việc đi lại của người dân và du khách thuận lợi. Dưới con đường đi đến các điểm đưa đón của tầu điện ngầm như một xã hội thu nhỏ, có nơi được thiết kế dưới lòng đất vài chục mét. Có thể nói nhờ hệ thống đường sá hiện đại, cầu vượt, tầu điện ngầm, sân bay, bến cảng quốc tế được đầu tư xây dựng hiện đại và an toàn nên Sigapore đã giải quyết cơ bản về vấn đề giao thông. Xe buýt, xe con, xe tải đã hoàn toàn thay thế phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp cộng với ý thức cao của người tham gia giao thông, cùng với chế tài xử phạt nghiêm minh đã cho kết quả ít xảy ra tai nạn giao thông. Singapore hiện có 300 công viên với 9.000 ha và hầu hết các cây nhiệt đới, bán nhiệt đới là kết quả của việc thực hiện qui hoạch chung với mục đích phát triển Singapore trở thành thành phố sạch và xanh. Singapore đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế và ngược lại mỗi năm đất nước này lại thu được hàng tỷ đô la từ hoạt động du lịch, hoạt đông kinh tế khác để đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nhờ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, Sigapore đã thu hút thành công nguồn vốn FDI để phát triển đất nước.

Kinh nghiệm của Malayxia


Malayxia là một liên bang có diện tích 329.800.000 km2 với dân số khoảng 20 triệu người gồm 13 bang.

Thực hiện chiến lược hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, năm 1968, Malayxia đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài với nhiều điều khoản quan trọng như không quốc hữu hoá, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ưu đãi thuế,... Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ còn chủ trương huy động vốn đầu tư trong nước, vay tiết kiệm trong dân, ưu đãi thuế để nhân dân tự bỏ vốn,... Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995) với trọng tâm là nâng cấp cơ sở hạ tầng và năng suất lao động, đây là kế hoạch đầu tiên thực hiện chương trình phát triển quốc gia 30 năm (1991-2020). Chính phủ hy vọng sau 30 năm nền kinh tế sẽ gấp 7,5 lần hiện nay với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm. Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, Malayxia đã đầu tư xây dựng xong một đường sắt 2 chiều với tổng mức đầu tư 543 triệu ringgit. Hoàn thành đường cao tốc 4 làn xe chạy từ biên giới Thái lan ở phía Bắc đến tận biên giới Sigapore ở phía Nam dài 848 km với chi phí 5,2 triệu ringgit. Đầu tư đường cao tốc Đông - Tây năm 1994 với chi phí 270 triệu ringgit. Năm 1992, Chính phủ tiếp tục đưa ra chương trình hiện đại hoá ngành hàng không với chi phí 5 tỷ USD, sân bay quốc tế Kualalămpua được nâng cấp với 4 đường băng đưa vào hoạt động năm 1998 rất hiện đại. Năng lực cảng biển được đầu tư và nâng cấp. Thủ đô Malayxia với toà tháp đôi cao 542m đứng thứ 2 thế giới, quảng trường Merdeka với cột cờ cao nhất thế giới... đã trở thành địa danh thu hút khách du lịch từ nhiều thập kỷ nay. Kualalumpua, niềm tự hào của Đông Nam Á đã phát triển quá chật chội, nạn kẹt xe và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Vì vậy, năm 1995 Chính phủ đã`quy hoạch một thủ đô mới cách thủ đô cũ khoảng 30 km về phía nam, đầu tư xây dựng một con sông chảy vòng quanh thủ đô mới và vắt qua nó bằng 9 cây cầu dây văng từ hình tượng con thuyền căng buồm ra khơi, mái vòm, tháp chuông... cực kỳ ấn tượng và bên cạnh đó là hàng trăm toà nhà với kiến trúc hồi giáo pha lẫn hiện đại. Bên ngoài quảng trường dọc theo đại lộ Putra, trục xương sống của thành phố là những toà dinh thự, công sở khổng lồ nhưng không thấy ngột ngạt vì được phủ xanh bóng cây, đi đâu cũng thấy hoa và cây xanh. Trên dòng sông là những con thuyền cong vút làm cho du khách có cảm giác như đang được sống trong một thị trấn đồng quê thanh bình hơn là một siêu đô thị. Năm 2007, Malayxia thu hút 20,97 triệu lượt khách, tăng 19,5% so với năm 2006 và nâng tổng doanh thu lên 12,7 tỷ USD. Du lịch phát triển nhờ chính phủ quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng du lịch. Nhà nước tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn. Sự ổn định chính trị và chính sách nhất quán thông thoáng đã tạo niềm tin kích thích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Bài học cho Việt Nam


Thứ nhất, về công tác quy hoạch.

Muốn đô thị đẹp và bền vững, Nhà nước cần phải chủ động xây dựng quy hoạch và quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ. Đối với các đô thị du lịch cần quy hoạch đường sá hợp lý, có hệ thống cầu vượt, hệ thống công trình ngầm, bãi đậu xe đủ rộng, hợp lý. Hệ thống sân bay, cảng biển, điện, thoát nước, cấp nước, bãi xử lý nước thải, nghĩa trang hiện đại, khoa học và kiến trúc hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên và môi trường với hạ tầng đô thị.

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng.

Ban hành các chính sách pháp luật phù hợp và thực hiện nghiêm chính sách đó. Quản lý tốt công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý tốt đất đai. Quản lý tốt quá trình đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Tăng cường quản lý nhà nước đảm bảo thu hút đầu tư tạo ra các công trình chất lượng hiệu quả, chống thất thoát trong xây dựng cơ bản.

Thứ ba,
phối hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư tư nhân trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị hiện nay đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ để bắt kịp sự phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Bằng nhiều phương thức huy động vốn, bằng nhiều hình thức liên kết đầu tư, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển với tốc độ nhanh. Các nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư thành công ở Singapore và Malayxia. Tuy nhiên, cần có một khung pháp lý và cơ chế rõ ràng nhất quán để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn. Có thể nói đây là bài học xã hội hoá đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đô thị./.
    

(Hồ Đức Phớc - Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Quy hoạch phát triển Công nghiệp Việt Nam: Xét từ góc độ phát triển bền vững
  • Kinh tế Vùng Kansai và triển vọng hợp tác với Việt Nam
  • Định hướng và những giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lào cai năm 2009 và những năm tiếp theo
  • Nam Định vượt qua khó khăn hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010
  • Huyện SaPa: phát triển văn hoá, du lịch - Động lực thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân
  • Các giải pháp phát triển ngành Công Thương Lào Cai năm 2009
  • Xây dựng thành phố Lào Cai xứng đáng là thành phố xanh, sạch đẹp của các tỉnh miền núi phía Bắc
  • Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nông nghiệp Việt Nam và các giải pháp khắc phục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi