Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Vùng Kansai và triển vọng hợp tác với Việt Nam

Osaka - trung tâm của vùng Kansai, vùng công nghiệp hàng đầu Nhật Bản

Một vài nét về Kansai

Khu vực Kansai gồm 7 tỉnh là Nara, Wakayama, Mike, Kyoto, Osaka, Hyogo và Shiga. Đây là một trong những khu kinh tế lớn và năng động nhất của Nhật Bản với nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao.

Kansai có Osaka là thành phố lớn thứ hai tại Nhật Bản và đây cũng là trung tâm kinh tế- văn hoá nổi tiếng của vùng Kansai và là cửa ngõ của Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á. Thành phố Osaka có dân số trên 8,8 triệu người. Osaka có quy mô kinh tế lớn thứ 2 của Nhật Bản sau Kyoto và là trung tâm địa lý, kinh tế của vùng Kansai. Thành phố Osaka còn được mệnh danh là thành phố của các công ty nhỏ với 65% các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản có mặt tại đây. Dân số Kansai khoảng 24,2 triệu người. Giữa các tỉnh này có sự gắn kết rất chặt chẽ về kinh tế.

Sự phát triển kinh tế vùng Kansai nói riêng cũng như Nhật Bản nói chung không thể không có những đóng góp của Osaka

Những năm gần đây, GDP của tỉnh Osaka luôn đạt khoảng 400 tỷ USD/năm (GDP) của vùng cả vùng kinh tế Kansai đạt khoảng 800 tỷ USD tỷ USD). Các ngành kinh tế chính xếp theo thứ tự doanh số là dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, bất động sản...

Kansai cũng là trung tâm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khoảng 800.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung với nhiều ngành sản xuất công nghệ cao. Các doanh nghiệp Kansai có mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao độ, đặc biệt là với châu Á.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Osaka đạt khoảng 159 tỷ USD/năm, tính cả Kansai đạt khoảng 270 tỷ/năm, trong đó các mặt hàng nhập khẩu chính là dầu thô, sản phẩm may mặc và các phụ kiện, thiết bị văn phòng...; Các mặt hàng xuất khẩu chính là linh kiện điện tử, thiết bị hoá học, sắt thép thành phẩm...

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng của Nhật Bản những năm 1996, kinh tế Kansai cũng rơi vào giai đoạn trì trệ kéo dài nhiều năm. Mặc dù sau đó nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu hồi phục nhưng tốc độ hồi phục kinh tế của vùng Kansai chậm hơn các khu vực kinh tế lớn khác. Điều này dẫn đến tỷ trọng kinh tế của Kansai so với cả nước giảm liên tục, giảm đến 1,2 điểm tính từ năm 1996 (hiện nay chiếm khoảng 17% GDP cả nước). 

Tuy vậy, trong những năm tới, kinh tế Kansai có triển vọng phát triển rất sáng sủa nhờ vào hiệu quả đầu tư của các dự án rất lớn, sự phát triển của các đô thị mới và cơ sở hạ tầng lưu thông sẽ được cải thiện đáng kể. Theo kế hoạch hiện nay, trong 10 dự án đầu tư sản xuất lớn nhất Nhật Bản từ năm 2009 đến 2011 có tới 5 dự án tập trung tại vùng Kansai, chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư của 10 dự án này. Các dự án điển hình là nhà máy Sharp chế tạo panel màn hình tinh thể lỏng (khoảng 3,5 Tỷ USD); dự án chế tạo panel màn hình tinh thể lỏng (2,8 tỷ USD); Matsushita chế tạo plasma (2,5 tỷ USD)... Bên cạnh đó, sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ của ngành du lịch sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế Kansai phát triển trong thời gian tới. Đặc biệt, Kansai là khu vực có rất nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Các xí nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực này nổi tiếng về công nghệ, nắm giữ thị phần lớn nhất trên cả nước Nhật và thế giới.

Hợp tác kinh tế Việt Nam- Kansai

Nhìn lại những năm về trước, quan hệ hợp tác Việt Nam- Kansai đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực và cũng đã có những chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo hai bên. Đặc biệt năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn doanh nghiệp vùng Kansai đã thành lập Uỷ ban hợp tác hỗn hợp giữa hai bên nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giữa hai bên. Tiếp đó Hội người Việt Nam ở Kansai cũng đã được thành lập góp phần tạo nên cuộc sống an bình, tốt đẹp ở nước sở tại, là cầu nối cho các mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Năm 2007, 40 đoàn DN của vùng Kansai đã đã có chuyến thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư, những DN này đều hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, điện lực, vận tải, dệt may, thép, hoá chất, gia công cơ khí, vật liệu xây dựng...

Đã có đường bay thẳng từ Hà Nội- Kansai, mỗi tuần 4 chuyến, đây là điều kiện thuận lợi để hai nước có thể thăm và hợp tác làm ăn.

Hiện nay, quan hệ kinh tế Việt Nam với Osaka đang phát triển với tốc độ cao và ổn định.

Thương mại:
Ước tính năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với Kansai đạt khoảng 4,1 tỷ USD (chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với Nhật Bản). Trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản và Kansai là dầu thô, cà phê, hàng dệt may, chè, hải sản, mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng... trong đó 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô, hải sản và dệt may đã chiếm tới 70%-90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và mới chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ của thị trường Nhật Bản đối với các mặt hàng này.

Trong năm 2008 các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật là máy móc thiết bị và linh kiện điện đạt 440 triệu USD, hàng dệt may đạt 250 triệu USD, hải sản đạt 125 triệu USD, máy móc thiết bị cơ khí đạt 80 triệu USD, đồ gỗ đạt 66 triệu USD... Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Kansai là máy móc công cụ và trang thiết bị cơ khí đạt kim ngạch 250 triệu USD, máy và trang thiết bị điện đạt 270 triệu USD, sắt thép và sản phẩm săt thép đạt 200 triệu USD, nhựa và sản phẩm nhựa đạt 110 triệu USD.

Đầu tư: Tính đến nay, các doanh nghiệp vùng Kansai đã đầu tư vào Việt Nam khỏang 8 tỷ USD chiếm khoảng 20% tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Phần lớn số dự án của các doanh nghiệp vùng Kansai đầu tư vào Việt Nam thuộc các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ như sản xuất thiết bị điện, điện tử, vật liệu... Một số dự án tiêu biểu là là Maruichi Steel Tube (sản xuất vật liệu thép, 74,4 triệu USD), Sanyo (sản xuất sản phẩm điện gia dụng 44 triệu USD), Kyoei Steel (sản xuất thép 32 triệu USD).

Và triển vọng


Có thể nói, cho tới nay,Việt Nam và Nhật Bản đã có ngót 35 năm quan hệ hợp tác và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hoá không ngừng được mở rộng. Đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng cường.

Hiện Nhật Bản là bạn hàng lớn, là đối tác quan hệ đầu tư lớn nhất của Việt Nam và Nhật cũng là quốc gia tài trợ ODA cao nhất cho Việt Nam. Vì thế không có lý do gì để không khẳng định Nhật Bản nói chung và Kansai nói riêng là thị trường tiêu thụ lớn, vẫn sẽ tiếp tục là bạn hàng lớn của thị trường Việt Nam trong tương lai.

Trong quan hệ kinh tế với Kansai, Việt Nam có thể tận dụng tốt ở một số lĩnh vực như:

Thương mại: Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng hải sản, sản phẩm cơ khí, dệt may... Trong bối cảnh chi phí sản xuất trong nước cao, để giảm giá thành, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải đặt hàng toàn bộ hoặc từng phần tại nước ngoài. Ngoài ra, do hàng loạt các sự cố về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trong những năm qua, rất nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đang tẩy chay hàng thực phẩm Trung Quốc hiện nay giảm khoảng 40%, đây cũng là cơ hội cho hàng thực phẩm Việt Nam.

Đầu tư:
Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp vùng Kansai, đặc biệt là các ngày càng cao và thiếu lao động trầm trọng, tại các xí nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vùng Kansai. Việc đầu tư ra nước ngoài là quyết định sống còn đối với nhiều doanh nghiệp. Vì vậỵ Việt Nam nên tận dụng cơ hội để đón luồng đầu tư này bằng các chương trình xúc tiến đầu tư và các biện pháp ưu đãi đặc biệt cho các lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng phụ trợ...

Di chuyển thể nhân:
Khu vực Kansai tập trung nhiều nhà máy nhu cầu sử dụng lao động là rất lớn. Mặt khác, tỷ lệ người già (từ 65 tuổi trở lên) vùng Kansai chiếm tỷ lệ tương đối với mức trung bình của cả nước (13% so với mức trung bình của cả nước là 20%). Vì vậy, đây là cơ hội tốt để Việt Nam xuất khẩu lao động trong lĩnh vực này tới các nhà máy sản xuất và kể cả lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người già (thông qua EPA hoặc chương trình hợp tác khác)./.
    

(Nguyễn Tiến Dỵ- Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch của một số quốc gia
  • Quy hoạch phát triển Công nghiệp Việt Nam: Xét từ góc độ phát triển bền vững
  • Định hướng và những giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lào cai năm 2009 và những năm tiếp theo
  • Nam Định vượt qua khó khăn hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010
  • Huyện SaPa: phát triển văn hoá, du lịch - Động lực thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân
  • Các giải pháp phát triển ngành Công Thương Lào Cai năm 2009
  • Xây dựng thành phố Lào Cai xứng đáng là thành phố xanh, sạch đẹp của các tỉnh miền núi phía Bắc
  • Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nông nghiệp Việt Nam và các giải pháp khắc phục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi