Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ninh Bình quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010

Nằm ở vùng cực Nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km, có diện tích tự nhiên 1.420 km², với chiều dài bờ biển 18 km, dân số trên 902.000 người. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới và hội nhập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền cùng những nỗ lực của nhân dân, kinh tế của Tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
   

Quần thể hang động Tràng An


Nửa chặng đường thành công

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hơn 2 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng, một số mục tiêu đã đạt được ngay trong nửa chặng đường. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, du lịch có bước phát triển cao hơn các năm trước, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng khá, kết cấu hạ tầng được tăng cường, nông nghiệp, nông thôn ổn định và đang từng bước chuyển dịch về cơ cấu sản xuất, các hoạt động văn hoá xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố, tạo được động lực tốt để hoàn thành thắng lợi và vượt mức các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2005-2010.

Với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội như quý I/2008, dự kiến đạt chỉ tiêu của kế hoạch 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2006-2008 đạt 14,63%, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (14,5%). Ước đến năm 2008 tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 5.117,43 tỷ đồng (giá so sánh 1994) gấp 1,5 lần năm 2005, vượt mục tiêu Đại hội và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm cao hơn của cả nước (cả nước 7,5-8% trong thời kỳ 2006-2010).

Cơ cấu kinh tế theo ngành đã chuyển biến tích cực, dự kiến đến hết năm 2008 tỷ trọng trong GDP của công nghiệp – xây dựng đạt 44%, dịch vụ đạt 34%, nông, lâm nghiệp – thuỷ sản đạt 22% (mục tiêu là 48%, 35%, 17%).

Một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của Tỉnh trong những năm qua là phát triển công nghiệp. Sau nhiều năm kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp được ban hành, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 5.090 tỷ đồng tăng trên 1,67 lần so với năm 2005 và tốc độ tăng bình quân đạt 18,74%/năm, thấp hơn mục tiêu Đại hội đề ra (26%/năm) do thời kỳ đầu một số nhà máy sản xuất đang trong quá trình đầu tư nhất là các nhà máy xi măng, dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt tốc độ tăng bình quân 26%/năm.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và tăng nông sản hàng hoá, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tính bình quân 2 năm 2006-2007 đạt 6,08%, ước 3 năm 2006-2008 đạt 5,55% (mục tiêu Đại hội là 5%).

Thương mại, du lịch, vận tải, bưu điện, bảo hiểm có chuyển biến tích cực, hàng hoá - dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực dịch vụ khá cao, đạt bình quân 17%/năm trong 3 năm 2006-2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường tăng bình quân 19-20%/năm.

Hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu có bước tăng trưởng khá, đạt bình quân 16,9%/năm cho giai đoạn 2006-2008. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt 35 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: thịt đông lạnh, sản phẩm may mặc, dứa và hoa quả hộp, hàng cói, hàng thêu, ren…

Du lịch đã và đang tạo được những chuyển biến mới về các loại hình dịch vụ đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu du lịch trọng điểm: Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An (đã đi vào khai thác giai đoạn I tháng 4/2008), khu Núi chùa Bái Đính; đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Linh Cốc – Hải Nham.

Thu ngân sách nhà nước trong các năm 2006-2007 đạt và vượt mục tiêu đề ra, tăng bình quân 45,3%/năm. Năm 2007 là năm có số thu vượt ngưỡng 1000 tỷ đồng (đạt 1374 tỷ đồng).

Hệ thống ngân hàng, tín dụng hoạt động an toàn, có hiệu quả. Các ngân hàng đã làm tốt việc huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Mức tăng trưởng nguồn vốn đạt 20-22%/năm, tăng trưởng tín dụng từ 18-29%/năm.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 3 năm 2006-2008 ước đạt 14.800 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 33,9%/năm, trung bình đạt trên 4.900 tỷ đồng/năm (mục tiêu 4.500 tỷ/năm), được huy động từ các nguồn: ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp, vốn của dân, vốn nước ngoài.

Về thu hút đầu tư, trong hơn 2 năm qua, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực kinh tế đến Ninh Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư. Tỉnh đã ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn cùng với cải cách thủ tục hành chính đảm bảo sự thông thoáng, nhanh gọn đã góp phần thu hút nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong 2 năm 2006-2007 và quý I/2008 Tỉnh đã chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho trên 90 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 14 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và cải thiện về nhiều mặt, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới. Các hoạt động xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm được quan tâm chỉ đạo, ước năm 2008 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10% (mục tiêu đến 2010 dưới 10%).

Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nhiệm vụ và giải pháp cho những năm tiếp theo

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X, trong 2 năm 2009-2010 Tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển sản xuất- dịch vụ để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 14,5-15%/năm trở lên và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo cơ sở để ổn định về chính trị, kinh tế – xã hội. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản mỗi năm từ 4,5-5% trở lên, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với năng suất chất lượng, hiệu quả cao gắn với thị trường tiêu thụ. Đảm bảo an ninh lương thực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao.

Tập trung cao cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo ra sự thay đổi thực sự cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất công nghiệp mỗi năm từ 26-28%.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xi măng như: Lucky, Phú Sơn (giai đoạn I), VINAKASAI, Duyên Hà, Hướng Dương (giai đoạn II).

Hoàn chỉnh các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Ninh Phúc và cụm công nghiệp Gián Khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành xây dựng nhà máy, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Tam Điệp mở rộng, cụm công nghiệp sạch thành phố Ninh Bình để đầu tư, lựa chọn và thu hút các nhà đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật cao.

Thúc đẩy phát triển mạnh các ngành dịch vụ để khai thác các tiềm năng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Phấn đấu mức tăng trưởng các ngành dịch vụ mỗi năm 16-17%, đặc biệt là các ngành du lịch, thương mại – xuất khẩu.

Xây dựng quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư một số khu du lịch như: Tràng An, thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch, trọng tâm là khu chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch hồ Đồng Thái và sân golf 54 lỗ, đồng thời đôn đốc hoàn thành các dự án đầu tư phát triển du lịch để nhanh chóng đa dạng hoá các dịch vụ, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, từng bước tạo thương hiệu cho du lịch Ninh Bình.

Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm bình ổn giá cả, kìm chế lạm phát, cung cấp đầy đủ hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng.

Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, xác định mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, tập trung vào nhóm hàng chế biến thực phẩm và sản phẩm thủ công mỹ nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, khai thác các mặt hàng mới có giá trị xuất khẩu cao.

Đẩy mạnh hỗ trợ, tăng cường hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

Phát triển giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu nền kinh tế về vận tải hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân. Phối hợp và tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện các dự án nâng cấp quốc lộ 10 (đoạn Ninh Phúc – Nga Sơn), quốc lộ 1A qua Ninh Bình, quốc lộ 12B mở rộng, cảng Ninh Phúc và nạo vét Cửa Đáy…

Về tài chính, ngân hàng: Tập trung hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách năm 2008 và các năm 2009, 2010 một cách vững chắc, đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh.

Thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật. Chú trọng cả 3 khoản thu lớn: thuế, phí, thu tiền sử dụng đất, thuế nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt quan tâm khai thác nguồn thu từ hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm tăng thu ngân sách và tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp. Thực hiện rộng rãi đấu giá đất lô lớn, nhằm tiết kiệm chi phí đấu giá.

Thực hiện chi ngân sách theo đúng quy định, đảm bảo hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, ưu tiên nguồn kinh phí cho các mục tiêu phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo dự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, xử lý nhiệm vụ đột xuất phát sinh, thực hiện khoán chi cho các đơn vị.

Tăng cường huy động các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế được vay vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; phấn đấu các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, có hiệu quả.

Thứ hai, phát triển văn hoá - xã hội, tăng cường công tác quốc phòng – an  ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức vững mạnh.

Giữ vững sự ổn định về quy mô và mạng lưới trường lớp các cấp học. Duy trì, củng cố kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, đẩy mạnh phổ cập giáo dục bậc trung học.

Phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.500 lượt lao động mỗi năm, trong đó có khoảng 11.000 chỗ làm việc mới. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đưa 1.500-2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học, mở rộng dịch vụ để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả mô hình “một cửa” ở tất cả các cấp, đảm bảo giải quyết công việc của các cơ quan hành chính các cấp nhanh chóng, kịp thời, không gây phiền hà.

Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, nhân dân tỉnh Ninh Bình quyết tâm vượt qua thách thức, phát huy tiềm năng và lợi thế, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, xây dựng tỉnh Ninh Bình giàu đẹp, văn minh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng./.

(Theo Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Khu Công nghiệp Tàu thuỷ Lai Vu: Tiềm năng, lợi thế và triển vọng phát triển
  • Phân vùng và quy hoạch
  • Chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam
  • Thành phố Ninh Bình phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển
  • Ninh Bình: Tiềm năng và cơ hội đầu tư
  • Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
  • Lạm bàn về bất động sản
  • Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi