Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ - sự lừa dối với cả nước Mỹ Kỳ 2: Cuộc điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”

 “Năm 1964, với vài cuộc tranh luận ở Thượng viện cho đúng thủ tục, cuối cùng chỉ có 2 phiếu trắng, Thượng viện đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống L. B.Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản bắc Việt Nam”.
 
*Kỳ 1: Vài nét về tài liệu

Sau cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Johnson đã coi nghị quyết của Thượng viện như một tuyên bố chiến tranh, và tiến hành leo thang chiến tranh ra miền bắc Việt Nam. Song, cuộc chiến càng kéo dài thì thương vong của quân đội Hoa Kỳ càng tăng. Cùng với đó là khi những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh của người dân và phong trào phản chiến của binh lính Hoa Kỳ lên tới cao trào, thì nảy sinh việc nghi ngờ “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” có thật đã không được đưa ra trong các phiên họp của Thượng viện? Ngày 20-2-1968, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã tiến hành điều trần công khai về “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng R. McNamara, Tham mưu trưởng Liên quân E. G.Wheeler. Tuy nhiên, không có báo cáo nào về cuộc điều trần này. Đến tháng 6-1970, Thượng viện bãi bỏ các nghị quyết về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”.

Trước phiên họp điều trần, thứ tư, ngày 10-1-1968 đã có một cuộc điều trần có tính “riêng tư” để bảo vệ người làm chứng, tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tại Washington DC, lúc 2 giờ 45 ở phòng 1215, cao ốc Văn phòng Thượng viện do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại - Thượng nghị sĩ Fulbright, và Thượng nghị sĩ Hickenlooper làm chủ tọa (CT), cùng thành viên của Ủy ban là các ông Marcy, Bader. Nhân chứng là một sĩ quan hải quân (SQHQ) đã trải qua suốt thời gian xảy ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, được giấu tên trong hồ sơ (chưa được phép công bố vào thời điểm tài liệu này được giải mật, để bảo vệ sự riêng tư cá nhân của họ).

CT: Thưa ông SQHQ, chúng tôi đánh giá rất cao thông tin của ông về những gì đã xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ trong Vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi đại diện cho Thượng viện và Ủy ban Đối ngọai, rất xem trọng thông tin mà ông đã trải nghiệm trong Hải quân và bất cứ điều gì liên quan đến “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Ông cho chúng tôi biết chút ít về lý lịch cá nhân khi gia nhập hải quân Hoa Kỳ.

SQHQ: … Tôi gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình, trong lực lượng Hải quân đóng quân tại Ghana từ mùa xuân 1962 tới tháng 3-1963. Tháng 4-1963, tôi ở trên tàu Richard S. Edwards, đóng tại San Diego. Đó là một chiếc tàu tham gia vào những gì được gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” vào ngày 18-9-1964. Hiện tôi đã ra khỏi Hải quân…

CT: Ông có phải là một sĩ quan?

SQHQ: Vâng, tôi là một sĩ quan.

CT: Ông có nhiệm vụ gì trên tàu Edwards?

SQHQ: Sau một khóa huấn luyện khoảng ba tháng, tôi được giao nhiệm vụ sĩ quan điều phối, giám sát hoạt động tàu khu trục. Và suốt thời gian xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, tôi làm việc trên tàu Edwards.

CT: Chúng tôi muốn hỏi ông điều gì xảy ra khi tàu Edwards đang ở San Diego - Hoa Kỳ, lại tới vịnh Subic - Philippine?

SQHQ: Tôi được lệnh, vì xảy ra vấn đề lớn với Hải quân Hoa Kỳ.

CT: Tháng 1-1964, ông rời San Diego?

SQHQ: Tôi có mặt trên tàu tháng 11-1963.

CT: Chúng tôi thấy ông rời San Diego ngày 5-8-1964 và tiến hành hải trình trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ?

SQHQ: Chúng tôi đến vịnh Subic, ngoài ra còn bốn tàu khác được điều động tới. Lúc này báo chí truyền thông đã đồng loạt đưa thông tin về sự kiện tàu của ta bị tấn công… Vâng, tàu của chúng tôi kiểm soát hầu hết các hoạt động trong khu vực của hải quân Việt Nam.

CT: Ông đã làm gì ở vịnh Subic?

SQHQ: Trên đường từ San Diego đến vịnh Subic, sau 6 giờ, tàu chúng tôi dừng tại Trân Châu Cảng - Hawaii, khoảng 6 giờ, dự một cuộc họp báo của Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương. Chúng tôi ở vịnh Subic khoảng một tuần, thời gian kỷ lục cho tàu sân bay và các tàu hộ tống. Và đi sang Việt Nam, đến quân cảng Đà Nẵng. Ở đây đã có nhiều hoạt động quân sự, có nhiều tàu với nhiều tính năng khác nhau như trinh sát, chống ngư lôi, phát hiện tàu ngầm, tàu đổ bộ… của hạm đội neo đậu chờ xuất phát. Nhưng chúng tôi lại nhận lệnh quay trở lại vịnh Subic. Tại đây, chúng tôi nhận thông báo, sẽ chỉ chú trọng họat động của các tàu USS với mật mã là chữ “DESOTO”, bất cứ tin tình báo nào có chữ đó là để chỉ hoạt động của hai tàu Maddox và Turner Joy ở chung quanh vùng vịnh Bắc Bộ. Và chính từ đây, các thông tin mang mật mã “DESOTO” đều là thông tin tuyệt mật. Điều này cũng được thông báo qua hệ thống thông tin của tàu đến tất cả các binh lính, sĩ quan trên tàu. Các thông tin mang mật mã “DESOTO” được phân tích, báo cáo lên cấp trên theo trình tự. Nhưng tôi biết có một sự phân loại để thông tin nào có thể công khai trên truyền thông theo lệnh của Tổng thống, vì đây là những thông tin liên quan đến bí mật quân sự.

Ông Marcy: Tôi muốn hỏi tại thời điểm này, tất cả các Thượng nghị sĩ đều chỉ nhận thông tin “tuyệt mật” từ Bộ Quốc phòng, cũng như các phóng viên?

CT: Vâng!

SQHQ: Hầu hết các thông tin chúng tôi nhận được đều thu thập từ trên tàu.

CT: Ông có được thông tin này sau khi xảy ra sự cố trên tàu Maddox?

SQHQ: Ngày xảy ra sự cố Maddox, chúng tôi mới rời San Diego. Chúng tôi được giao nhiệm vụ xử lý khi xảy ra sự cố lần thứ hai.

CT: Vậy những gì liên quan đến sự cố này? Chúng tôi sẽ lắng nghe những gì ông cho biết.

SQHQ: Sự cố thứ hai đã được báo cáo ngay lập tức như là sự cố tương tự lần thứ nhất. Theo báo cáo của trinh sát radar, tàu chúng tôi đang bị đe dọa bởi các tàu phóng ngư lôi, có tốc độ không cao lắm của đối phương. Chúng tôi đã bắn họ, tàu Edwards va Morton cùng bắn khoảng 200 viên đạn trong vùng vịnh Bắc Bộ…

CT: Ông có thể mô tả rất ngắn gọn những gì từ các thông tin mang mật mã “DESOTO”.

SQHQ: Thông tin duy nhất mà cá nhân tôi thu thập từ các bản tin mang mật mã “DESOTO” gồm hai phần: thông tin tình báo thu thập qua các thiết bị điện tử, và thông tin từ radar.

CT: Đó là những thiết bị có trên tàu của ông?

SQHQ: Không, tàu của tôi không có, trên tàu Morton, các tàu khác có. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, tôi tham khảo thông tin của họ… Tôi đã lên tàu Morton và được hướng dẫn bởi một viên đại úy, chỉ huy một bộ phận trên tàu khu trục. Tôi đã quan sát và biết rằng với hỏa lực của tàu Morton và các tàu khác thì nếu có xảy ra rắc rối, ít có cơ hội thành công nếu đối phương tấn công chúng tôi.

CT: Vậy ông cũng thực hiện nhiệm vụ như tàu Morton?

SQHQ: Vâng. Chúng tôi chơi trò chiến thuật. Các tàu đã di chuyển nhiều lần quanh vịnh Bắc Bộ trong hải phận quốc tế.

CT: Và các ông cho tàu đi gần vào bờ biển đối phương bất cứ lúc nào?

SQHQ: Đúng thế. Chúng tôi đi ngang qua các hòn đảo, dùng radar trinh sát trong vòng vài dặm các đảo này, nhưng chúng tôi cũng không tiến quá gần hơn 12 dặm, quá phạm vi hải phận quốc tế.

CT: Ngày các tàu bắt đầu tuần tra như thế nào?

SQHQ: Chúng tôi dự kiến tuần tra trinh sát rất sớm, từ ngày 15-9, nhưng do thời tiết trên biển rất xấu, đã có một cơn bão đi vào biển Nam Trung Quốc và ảnh hưởng tới vịnh Bắc Bộ. Chúng tôi có được các thông tin chính thống từ tầng thứ 7 - Tòa Nhà trắng về những gì đang xảy ra ở khu vực ngoài khơi phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc Đà Nẵng - khu giới tuyến theo quy định của Hiệp định Genève 1954). Chúng tôi hẹn với các tàu khác, và chờ đợi cho thời tiết tốt hơn. Ba ngày đợi chờ trong tâm trạng lo âu, không biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi tới đó… Người chỉ huy trong nhiệm vụ tuần tra mang mật mã “DESOTO” là thuyền trưởng Holifield.

CT: Đại úy Holifield, là thuyền trưởng trên Morton?

SQHQ: Ông là một đội trưởng trên tàu Morton, nhưng là một người xuất sắc. Ông chỉ huy nếu theo cấp bậc, tôi không ám chỉ ông ấy như một hoa tiêu. Thông thường chỉ huy tàu khu trục là thuyền trưởng, nhưng Holifield là một đội trưởng ở vị trí thuyền trưởng, chỉ huy… Thuyền trưởng Holifield đã cho chúng tôi biết là tàu Edwards sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Một trong những điều đầu tiên là chúng tôi sẽ đối diện với hoàn cảnh nguy hiểm, qua tin tức tình báo “DESOTO”. Chúng tôi cũng phải mất tới bốn giờ để dịch các thông tin được mã hóa, bởi việc xử lý của mật mã viên rất cẩu thả. Điều chúng tôi nhận được là ở vùng biển tàu sắp tới đang rất xấu do đuôi một cơn bão vừa đi qua. Dù sao chúng tôi cũng nhận một tập thông tin tình báo được chuyển giao.

CT: Ông nói một tập thông tin?

SQHQ: Vâng. Đó là một tập tài liệu văn bản chứa các thông tin được gửi tới cho tàu Edwards.

CT: Tài liệu được làm từ đâu?

SQHQ: Đây là những gì tôi thực sự không thể nhớ. Nhưng nhìn chung, đó là các thông tin liên quan tới việc báo cáo tình hình chung bờ biển bắc Việt Nam, nơi lắp đặt radar của đối phương, quan sát được tàu ra vào vùng biển của họ. Chúng tôi cũng có một sĩ quan thông tin. Tôi sẽ nói về anh ta sau. Tài liệu này còn nói về các sự việc liên quan tới tàu Maddox và Joy Turner. Chúng tôi cũng được biết những thông tin mô tả về các tàu phóng ngư lôi của bắc Việt Nam được sử dụng khi xảy ra sự cố Maddox, Joy Turner. Chúng tôi được chuyển giao các thông tin để xử lý. Tôi nhớ những thông tin này rất đặc biệt. Hầu như những gì liên quan đến sự việc đều được chuyển tải rõ ràng chi tiết qua trung tâm thông tin liên lạc, rất có lợi cho việc tham mưu tác chiến của một sĩ quan chỉ huy. Như thông tin về trang thiết bị vũ khí để tấn công. Điều này xác định sự an toàn của tàu, vì có thể nắm được các biện pháp phòng thủ và tấn công đối với đối phương.

Trong tài liệu còn có những quy tắc quy ước cho hoạt động của các máy bay trên khu trục hạm, có thể kiểm soát hoạt động của máy bay theo tần số sóng radio, vì đối phương có lưới radar mà có thể nhìn thấy những gì các phi công không nhìn thấy được. Tác chiến ở bắc Việt Nam thời gian đó, đối phương đã kiểm soát từ mặt đất, nên chúng tôi có một bộ điều khiển nằm trên tàu khu trục để vô hiệu hóa họ, tương tự như thiết bị vô hiệu hóa ở biên giới Trung Quốc khi phi công bay qua mà không bị phát hiện. Bởi tầm quan trọng của nhiệm vụ tác chiến trên vùng vịnh Bắc Bộ, nên chúng tôi được chuyển các thông tin này qua một file văn bản để có thể xử lý các tình huống xảy ra”...

 

( Theo Hoài Hương // Báo Nhân dân Online )

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di tích bị lãng quên (Kỳ 2)
  • Di tích bị lãng quên (Kỳ 1)
  • Sự thật đằng sau sự cố "bùn đỏ" ở Cao Bằng
  • Túi mưa chảo lửa tràn ra Trường Sơn (Kỳ2)
  • Túi mưa, chảo lửa tràn ra Trường Sơn (Kỳ 1)
  • Nhân dân là cội nguồn của thắng lợi
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 3: Bên những pho tượng Chàm
  • Miền trung tháng 3 kỳ diệu - Kỳ 2: Trở về quê cũ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi