Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ - sự lừa dối với cả nước Mỹ Kỳ 3: Cuộc điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”

 “Năm 1964, với vài cuộc tranh luận ở Thượng viện cho đúng thủ tục, cuối cùng chỉ có 2 phiếu trắng, Thượng viện đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống L. B.Johnson “dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng của Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản bắc Việt Nam”.

SQHQ: Chúng tôi được biết những thông tin mang mật mã DESOTO là tin tức tình báo thu được và thông tin do trinh sát trực tiếp ở vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Như các ngài đã biết, việc hai tàu Maddox và Joy Turner bị tiến công  xảy cách hải phận quốc tế hơn 12 dặm, được xem như là một hành động chống lại nước Mỹ. Theo thông tin, lúc bị tiến công, các tàu này đang treo cờ biểu trưng cho một kỳ nghỉ, lá cờ như đánh dấu, chứng tỏ sự có mặt của tàu Mỹ ở vùng Vịnh Bắc Bộ.

CT: Ông có biết thông tin nào về lá cờ biểu trưng cho một kỳ nghỉ?

Ông Marcy: Trên tàu Maddox và Joy Turner.

CT: Tôi muốn hỏi là ông có bất kỳ thông tin nào về điều đó không

SQHQ: Không.

CT: Tôi hỏi vì có một số câu chuyện trên báo chí của ta cho rằng người Bắc Việt Nam nghĩ bị người Nam Việt Nam đuổi. Đó là một sự tình cờ. Họ tiếp tục đi.

SQHQ: Chúng tôi có biết các hoạt động của người Nam Việt Nam trên biển. Chủ yếu họ họat động tuần tra vùng duyên hải, ở vĩ tuyến 17, dọc bờ biển Bắc Việt Nam với tàu nhỏ và súng 40mm. Trong tháng 12-1964, hoạt động này đã diễn ra thường xuyên. Vào thời điểm tàu của chúng tôi có mặt, khoảng giữa tháng 9, tôi có nhớ một cuộc thỏa thuận về vấn đề các tàu của Nam Việt Nam sẽ thay thế các khu trục hạm Mỹ họat động trên một phần của miền Nam Việt Nam, rõ ràng điều đó đã được quyết định. Tôi không chắc chắn có tàu thuyền của Nam Việt Nam hoạt động trên vùng biển vào thời điểm này hay không, nhưng chúng tôi được lệnh là nếu gặp họ thì không can thiệp vào hoạt động của họ. Các thông tin về hoạt động của Nam Việt Nam là do MACV cung cấp từ tổng hành dinh tại Sài Gòn, chúng tôi đã nhận được nó từ các thông tin nằm trong phạm vi tuyệt mật. Các thông tin tuyệt mật này thật sự cũng chỉ mô tả chung chung, cảnh báo chúng tôi phải cẩn thận. Chúng tôi đã có một mã số nhận dạng chính xác từ thông tin mang mật mã DESOTO cung cấp. Nên không thể có sự nhầm lẫn giữa các tàu khu trục Mỹ và tàu thuyền Nam Việt Nam. Sau này vào tháng 12, đã có một sự nhầm lẫn giữa Nam Việt Nam, tàu phóng ngư lôi và tàu chúng tôi, nhưng sự cố đã được giải quyết ở phút cuối cùng.

Ông Bader: Điều này có nghĩa là các thông tin mang mật mã DESOTO cung cấp, lấy trực tiếp từ thông tin tuần tra trinh sát của tàu Nam Việt Nam, xác định các phương tiện, thiết bị của tàu Bắc Việt Nam?

SQHQ: Vâng. Tôi biết những thông tin này trong tháng 12, nhưng tôi không thể nói chắc chắn là nó đã có từ tháng 9 hay không.

CT: Ông có nói là nhận nhiệm vụ vào ngày 19-9?

SQHQ: Không. Chúng tôi nhận lệnh vào tối ngày 15. Chúng tôi đi vào ngày 17, sự cố xảy ra vào ngày 18.

CT: Tàu đi vào nơi chuẩn bị xảy ra sự cố?

SQHQ: Cách khoảng 30 dặm.

CT: Ở miền Bắc Việt Nam?

SQHQ: Vâng. Ở miền Bắc Việt Nam.

CT: Điều gì đã xảy ra?

SQHQ: Điều này xảy ra ban đêm. Chúng tôi đi trong 6 giờ, có nhiệm vụ chi viện cho các tàu khác. Tôi được một sĩ quan cấp dưới cho biết những thông tin về cách thức liên lạc với tàu khác qua vô tuyến điện, cụ thể là với tàu Morton. Chúng tôi được biết sẽ sử dụng các loại vũ khí như thế nào khi phối hợp hành động. Tôi đi ngủ lúc 8 giờ tối. Nhưng được một lúc, tôi nghe lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu. Tôi kiểm tra trên màn hình radar, không thấy dấu hiệu gì của một cuộc tiến công, nhưng thông tin của cấp trên đưa ra thì cho rằng chúng tôi đã bị tiến công. Người trực màn hình radar là một sĩ quan thông tin (tôi xin không tiết lộ tên người này), được huấn luyện bốn tháng để đảm trách nhiệm vụ. Theo tôi có thể anh ta nhầm lẫn hay chỉ là một kiểu thông tin giật gân, không có thật. Nhưng tôi cũng không dám chắc theo ý chủ quan của tôi điều gì đang xảy ra.

CT: Đó là báo động chung cho các tàu?

SQHQ: Vâng. Ngay sau khi tôi lên boong tàu, Holifield ra lệnh chúng tôi nổ súng cảnh cáo và duy trì hỏa lực trong khoảng cách năm dặm ở các tọa độ đã định trước. Lúc này tôi đã có thông tin phản hồi từ các trạm liên lạc và radar, không có thông tin nào nói tới việc tàu bị tiến công . Bản thân tôi quan sát bằng mắt thường, có thể nhìn rõ trong phạm vi bốn dặm, cũng không thấy gì. Đôi khi có thể radar đã nhầm một đàn cá thành con tàu.

CT: Nhưng tàu của ông cách bờ tới 30 dặm?

SQHQ: Chúng tôi xa bờ 30 dặm nhưng các trạm liên lạc thì gần với Vịnh Bắc Bộ.

CT: Ông nói rằng đã nhìn thấy trên radar rất rõ những gì xảy ra trên biển vào ban ngày?

SQHQ: Vâng. Chúng tôi có thể hình dung ra các tàu đánh cá Bắc Việt Nam đang di chuyển.

CT: Do vậy khi radar phát hiện thấy đàn cá lớn thì nghĩ là tàu?

SQHQ: Cảm giác riêng của tôi là, điều họ nhìn thấy là một cái gì khác.

CT: Vậy thực ra đó là cái gì?

SQHQ: Đó là một loại chim vùng nhiệt đới, chúng tôi đã quen thuộc nó khi ở Ghana. Nó bay theo đội hình chữ V, bay trong khỏang từ 20-30 hải lý, và thường di chuyển vào khoảng tháng 9-10 từ phần phía Nam Trung Quốc xuống Đông - Nam Á, đến Indonesia, vào một phần phía Nam Việt Nam. Tôi đã từng quan sát vài lần trên radar, kể cả thấy cá heo, cá voi… Nhưng tôi nhấn mạnh rằng, radar tại vùng vịnh Bắc Bộ khác với radar ở bất kỳ nơi nào khác tôi đã trải qua. Nó tương tự như ở vịnh Thái-lan, vùng nước cạn, có hiệu ứng với nhiệt độ. Tuy nhiên, tôi không phải chuyên gia về radar nên không hiểu sâu vấn đề này.

CT: Vậy theo ông mô tả, thì điều gì xảy ra? Họ đã nhìn thấy một cái gì đó?

SQHQ: Vâng. Tôi nghĩ ít nhất có một cái gì đó. Tàu Edwards bắn hơn 100 quả đạn, tàu Morton bắn nhiều hơn, khoảng 250 quả loại pháo 45 ly và 75ly trong phạm vi 12 dặm. Không biết đạn có trúng mục tiêu không, nhưng có một người quả quyết thấy một tàu phóng ngư lôi của đối phương. Nhưng ông ta lại là một người cận thị, nên tôi nghi ngờ việc ông ta thấy chiếc tàu đó ở cách 4-5 dặm trong đêm.

CT: Ông ta sử dụng ống nhòm?

SQHQ: Vâng. Nhưng sau này khi đệ trình báo cáo chính thức thì chi tiết này được bỏ đi.

Ông Bader: Thưa hai ngài Thượng Nghị sĩ, tôi nên nói rõ là hồ sơ bên Hải quân cung cấp cho chúng tôi về ba sự cố xảy ra. Nó được kết luận sau cuộc tường trình có Đô đốc Chỉ huy trưởng tham dự. Qua điều tra các bằng chứng có liên quan, kết qua ghi trong biên bản: Không có cuộc tiến công  nào xảy ra.

CT: Kết luận này có được báo cáo không khai ?

Ông Bader: Thưa các ngài, không.

SQHQ: Qua thông tin trên báo chí tôi đã đọc, nơi xuất phát thông tin về vụ tiến công  các tàu của ta được phát đi từ Lầu Năm góc.

Ông Bader: Lúc đó, ban điều tra nói rằng họ thấy cần phân loại thông tin này trước khi công bố.

CT: Đây có phải là lệnh của cấp trên yêu cầu phân loại?

Ông Bader: Vâng. Tôi tin đó là lệnh từ trên, cấp cao nhất.

CT: Được rồi. Không có bằng chứng về một cuộc tiến công . Ông vui lòng trả lời một câu hỏi khác. Trong khoảng thời gian 1 giờ đêm 17 hay 18, điều gì xảy ra?

SQHQ: Tôi xin nói về khoảng thời gian 1 giờ rưỡi khi chúng tôi bắn.  

CT: Và các ông đã  phá hủy được nó?

SQHQ: Sáng hôm sau chúng tôi đã quan sát để có thể tìm thấy mảnh tàu vỡ.

CT: Có tìm được gì không?

SQHQ: Không có gì. Tôi ngạc nhiên và cố quan sát truy tìm. Không thấy cả một cái lông chim. Không lẽ đối phương đã dọn dẹp sạch sẽ trong vài giờ.

CT: Một vài giờ?

SQHQ: Vâng.

CT: Ông tin rằng ông cũng rơi vào tình huống tương tự, và ông muốn thuyết phục cấp trên là không có cuộc tiến công  nào, không có tàu của đối phương.

SQHQ: Tôi đích thân thuyết phục, vì tôi là người quan sát một phần sự kiện này, tôi không có đủ bằng chứng. Tôi đọc trong báo cáo tình báo từ máy bay thám không, nói là nhìn thấy một số radar từ tàu phóng ngư lôi. Nhưng theo ý tôi đó là tàu đánh cá ở xung quanh đó.

CT: Ông có bao giờ nhìn thấy, bất kỳ lúc nào, tàu phóng lôi của đối phương?

SQHQ: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy.

CT: Ông chưa bao giờ nhìn thấy, vậy có khi nào nghe thấy từ bất cứ ai hay từ Maddox và Joy Turner?

SQHQ: Không.

CT: Ông có nhận đươc bất kỳ thông báo nào về họp báo liên quan đến các sự cố Maddox?

SQHQ: Có. Nhưng đó là một cuộc họp báo mà các ngài đã biết, các công cụ truyền thông đưa ra những vấn đề rất chung chung, vào thời điểm đó nó không có giá trị gì với chúng tôi. Những thông tin sau này chúng tôi có được từ Morton. Tôi cũng hiểu, những thông tin loại này phải đến từ các cấp chỉ huy cao hơn…Và đó là những thông tin mang mật mã DESOTO.

CT: Các ông có thảo luận vấn đề có hay không có sự cố nào xảy ra?

SQHQ: Các cấp chỉ huy trên tàu có thảo luận với các nhân viện phụ trách radar - radio, hay những sĩ quan chỉ huy các bộ phận.

CT: Họ có nhiều thông tin hơn ông không?

SQHQ: Không. Họ không nhiều thông tin hơn những gì tôi nắm được.

CT: Đêm xảy ra sự cố, ông đã được báo cáo thông tin gì?

SQHQ: Báo cáo từ một phi công máy bay trinh sát. Anh ta chỉ ra một số thiết bị điện tử như radar đối phương thường sử dụng trên tàu phóng lôi, gần bờ biển. Cũng có thể đó là một sự ngẫu nhiên trùng hợp, vì thời điểm này, đài phát thanh Hà Nội nói rằng có thấy một vụ nổ ở vùng Vịnh Bắc Bộ, họ sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự đe dọa xâm lấn nào… Do vậy việc họ tập trung trên biển các loại radar.

CT: Họ đã nhìn thấy tàu của các ông?

SQHQ: Tôi nghĩ là họ đã thấy, nhưng đây là cảm nhận chủ quan của tôi.

Ông Bader: Chỉ cần một câu hỏi. Ông có thể mô tả rất ngắn gọn những loại thiết bị trên tàu Morton.

SQHQ: Tôi không biết. Nhưng có một hộp đen, được giám sát bởi một tình báo viên Hải quân, tôi đoán là một sĩ quan truyền thông cấp trung úy. Đó là thiết bị có độ nhạy cao, có thể nhận chương trình phát sóng radio, nhận biết tần số…

CT: Ông có được thông tin gì từ hộp đen đó?

SQHQ: Không. Họ có hệ thống nhắn tin riêng, mạng viễn thông riêng.

CT: Vậy ông có một trong các hộp đen?

SQHQ: Trong tháng 12, chúng tôi có một hộp đen.

CT: Giám sát của lính thủy đánh bộ?

SQHQ: Vâng.

Ông Bader: Có phải dưới sự kiểm sóat của MACV?

SQHQ: Vâng.

CT: MACV?

Ông Bader: Đó là nhóm hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Nam Việt Nam.

SQHQ: Đó là một cơ quan quân sự của Mỹ thiết lập văn phòng tại Sài Gòn, có từ trước khi tôi tới đó.

CT: Chúng tôi biết là ông đã đọc khá chi tiết báo cáo của Đại sứ Stevenson tại Hội đồng Bảo an LHQ về sự cố tàu Maddox?

SQHQ: Vâng, chỉ đọc trên báo cáo, vì thời gian đó tôi ở nước ngoài.

CT: Và cả tàu Joy Turner?

SQHQ: Không, tôi không đọc chi tiết.

CT: Nhưng đó là các thông tin chi tiết làm nền tảng cho một quyết nghị, khi đưa ra Hội đồng Bảo an LHQ.

SQHQ: Vâng. Hai tàu Maddox và Joy Turner đã đưa ra những ảnh chụp vào ban ngày về sự cố đầu tiên. Tôi không có câu hỏi nào về sự cố này. Sang tới sự cố thứ hai, dường như tiếp tục sự chú ý, vì nó rất giống với vụ việc xảy ra với tàu của chúng tôi. Tôi cũng không tìm thêm thông tin nào để gây khó khăn cho Maddox và Joy Turner. Khi tôi đọc báo cáo, xem các thông tin điều tra trên báo chí, tôi không hề thảo luận vấn đề này với bất kỳ ai khác, cho dù suy nghĩ về vấn đề này luôn luẩn quẩn trong đầu óc tôi.

CT: Ông không có bất kỳ cuộc thảo luận nào với các thành viên của hai tàu Maddox và Joy Turner?

SQHQ: Không.

CT: Bất cứ điều gì khác ông có được?

SQHQ: Không. Thưa ngài.

CT: Vâng. Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi đánh giá cao ông khi tới đây để làm sáng tỏ vấn đề.

( Theo Báo Nhân dân Online )

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Sự kiện Vịnh Bắc Bộ - sự lừa dối với cả nước Mỹ Kỳ 1: Vài nét về tài liệu
  • Sự kiện Vịnh Bắc Bộ - sự lừa dối với cả nước Mỹ Kỳ 2: Cuộc điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”
  • Di tích bị lãng quên (Kỳ 2)
  • Di tích bị lãng quên (Kỳ 1)
  • Sự thật đằng sau sự cố "bùn đỏ" ở Cao Bằng
  • Túi mưa chảo lửa tràn ra Trường Sơn (Kỳ2)
  • Túi mưa, chảo lửa tràn ra Trường Sơn (Kỳ 1)
  • Nhân dân là cội nguồn của thắng lợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi