Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Về chủ trương trồng 100.000 ha cao su ở Tây Nguyên

Tại Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 vào ngày 16-17/11/2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu chỉ đạo: Một trong 5 giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển Tây Nguyên là khai thác tối đa tiềm năng đất đai, trong đó ưu tiên phát triển thêm 100.000 ha cây cao su. Chủ trương này đã được triển khai gần 2 năm, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, cần có những giải pháp để thực hiện tốt hơn.
   
Diện tích rừng, đất không có rừng ở Tây Nguyên


Theo thống kê chính thức của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì bức tranh diện tích rừng ở Tây Nguyên được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu (1990-1995), diện tích rừng ở Tây Nguyên giảm bình quân 20 nghìn ha/năm. Giai đoạn tiếp theo (1995-2005), diện tích diện tích rừng cả nước tăng nhưng ở Tây Nguyên vẫn giảm bình quân 30 nghìn ha/năm. Như vậy kết quả thực hiện dự án 661 ở đây thế nào?. Hơn hữa chất lượng tài nguyên rừng, đặc biệt là thảm rừng vẫn xuống cấp nghiêm trọng. Cũng theo bộ số liệu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thì diện tích đất không có rừng biến đổi cũng chia theo 2 giai đoạn nhưng không như xu thế thay đổi diện tích rừng đã nêu ở Tây Nguyên. Giai đoạn đầu (1990 - 1995), diện tích đất trống bình quân tăng lên là 100 nghìn ha/năm. Giai đoạn sau (1995 - 2005), diện tích đất không có rừng giảm xuống với mức giảm bình quân là 100 nghìn ha/năm vì đất được chuyển sang trồng loại cây khác, chứ không phải là để trồng rừng. Như vậy để trồng diện tích lớn rừng cao su ở Tây Nguyên trước hết cần tập trung vào đối tượng đất không có rừng.

Do nhìn thấy hậu quả của việc mất rừng nên Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tích cực phục hồi lại rừng. Hai chương trình lớn là Chương trình 327 và Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Quốc hội thông qua và được các ngành, địa phương, đối tác quốc tế và nhân dân tích cực ủng hộ. Kết quả là diện tích rừng Việt Nam đã được phục hồi với lượng đầu tư của Nhà nước, đối tác quốc tế và nhân dân lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Việc phục hồi rừng đó đóng góp lớn vào công tác xoá đói giảm nghèo và góp phần vào điều hoà khí hậu, điều hoà nguồn nước, bảo vệ đất đai, bảo vệ đa dạng sinh học.

Số liệu công bố thực tế về diễn biến tài nguyên rừng ở Tây Nguyên chưa khách quan, nguyên nhân do công tác điều tra rừng có hạn chế về chính sách thể hiện ở Chỉ thị 32/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khả năng và trách nhiệm của người điều tra rừng.

Chủ trương trồng 100 trăm nghìn ha cao su ở Tây Nguyên
 

Cao su Đắk Lắk

Trong nền kinh tế mở hiện nay thì quốc gia nào tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là thượng nguồn thì nước đó sẽ thu được nhiều lợi hơn và được đặt ra luật có lợi cho mình. Việc trồng cao su tạo ra nguyên liệu mà nguyên liệu chính là yếu tố quan trọng của thượng nguồn (mủ và gỗ). Mặt khác giá trị mủ cao su, gỗ cao su luôn luôn được giá trong một thời gian rất dài. Hiện nay đồ gỗ xuất khẩu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia, giá trị xuất khẩu tăng liên tục nhưng Việt Nam còn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Nước ta ở vùng nhiệt đới, đất đai và kinh nghiệm của nhân dân đảm bảo phát triển loại cây này sẽ thu được hiệu quả tổng thể cao.

Nhiều năm tham gia vào chương trình đánh giá rừng toàn cầu, đặc biệt tham gia vào hoạt động cụ thể ở khu vực ASEAN thì các nước coi diện tích trồng cây cao su là rừng trồng. Tuy nhiên vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng cao su ra sao cũng cần có đề tài nghiên cứu. Sau nhiều năm quan sát định tính thấy rằng do mật độ trồng thưa, rừng chỉ có một tầng và do đặc tính sinh thái của nó khiến thảm tươi và các loài sinh vật không thể phát triển thuận lợi trong rừng cao su được. Như vậy vai trò phòng hộ của rừng cao su sẽ không cao bằng với rừng tự nhiên, ngay đối với cả rừng nghèo hay rừng non tự nhiên. Diện tích rừng toàn cầu hiện nay vẫn mất khoảng 16 triệu ha/năm (nguồn FAO 2007) khiến các tổ chức quốc tế, các quốc gia đưa ra các chính sách mới để ngăn chặn việc mất rừng, phục hồi lại rừng.

Quốc gia nào cũng cần có một diện tích rừng nhất định để bảo đảm phát triển bền vững, đóng góp giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ sinh thái, môi trường. Nhà nước, cộng đồng quốc tế (WB, ADB, UNDP, FAO, Đức, Nhật Bản, Thuỵ Điển v.v) và nhân dân đã bỏ nhiều công sức, tiền của vào ngăn chặn nạn mất rừng, phục hồi lại rừng. Nếu chúng ta nhìn lại các bài học về khai hoang, di dân ở Tây Nguyên sẽ thấy chủ chương của Chính phủ đúng nhưng thiếu xót khi triển khai thực hiện nên rừng đã bị phá huỷ như thế nào. Trên thế giới hiện nay rất ít quốc gia có chủ trương phá rừng tự nhiên để phát triển cây trồng khác mà số rất ít đó được phân tích, cân nhắc và tính toán kỹ càng. Diện tích rừng đã công bố ở Tây Nguyên tuy chưa chính xác nhưng có thể thấy diện tích rừng ở đây hiện đang ở ngưỡng thấp, thiếu an toàn để phát triển bền vững. Cũng cần xem xét lại hiệu quả đầu tư của Nhà nước về Chương trình điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, Chương trình phân loại 3 loại rừng, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và Chương trình nghiên cứu lâm nông nghiệp tại vùng Tây Nguyên.

Về mặt xã hội thấy rằng, nếu đưa người dân có đất trống và đất trồng cây nông nghiệp không có hiệu quả cao vào tham gia phát triển rừng trồng cao su thì sẽ bảo đảm họ được tham dự vào sự nghiệp phát triển đất nước trong đó có phát triển chính cuộc sống của họ.

Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt Chủ trương

Thứ nhất, điều tra đánh giá lại rừng, đất chưa có rừng và đất trồng cây nông nghiệp chưa đạt hiệu quả cao ở Tây Nguyên bằng công nghệ mới và cách tiếp cận mới. Tổ chức tốt việc thực hiện, đặc biệt tại hiện trường với việc tăng cường năng lực và kiểm tra, giám sát.

Thứ hai, điều tra, đánh giá có bao nhiêu diện tích đất không có rừng có thể trồng được rừng cao su, đất có rừng nghèo kiệt và diện tích đất trồng cây nông nghiệp chưa hiệu quả có thể chuyển sang việc trồng cao su. Việc làm này phải làm bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn đến tận xã, thôn, tiểu khu rừng, hộ gia đình và tất nhiên chỉ đề xuất khi đất đó có thể trồng cao su và khi trồng rồi thì trở thành rừng trồng cao su.

Thứ ba, thực hiện việc xây dựng đề án trồng hay chuyển đổi rừng hoặc đất nông nghiệp đã nêu đảm bảo khoa học và thực tế để trồng rừng cao su. Thẩm định cần có hội đồng gồm nhà quản lý, nhà khoa học ở các cấp, các ngành cùng tham gia, cần phải dựa trên chỉ tiêu và tiêu chí cụ thể.

Thứ tư, cần phân tích, đánh giá tác động tổng hợp tác động của Chương trình trồng cao su, đặc biệt yếu tố tài chính, thị trường, hiệu quả đầu tư và hiệu quả xã hội, hiệu quả sinh thái môi trường ở Tây Nguyên. Cần lưu ý tiềm lực đến đâu làm đến đó nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tận thu lâm sản hay phá cây trồng nông nghiệp rồi mà chưa trồng hết diện tích đã nhận hay do tâm lý bầy đàn mà diện tích đất đai đã trồng cây nông nghiệp khác vẫn có thu hoạch đều, bền vững cũng bị phá huỷ.

Thứ năm, ưu tiên trồng trên đất không có rừng có khả năng phát triển cây cao su trước sau đó mới đến đất nông nghiệp trồng loài cây khác chưa đạt hiệu quả cao và cuối cùng mới chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng cao su.

Thứ sáu, xây dựng cơ chế, chính sách để người dân có đất và doanh nghiệp liên kết thực hiện Đề án phát triển rừng cao su ở Tây Nguyên là cách tốt nhất với sự hỗ trợ về chính sách, cơ chế, kỹ thuật, tài chính v.v. để đảm bảo quyền lợi của đôi bên. Điều này cần một tầm nhìn xa hơn là làm sao để phát triển ổn định đất nước, đặc biệt là về xã hội đối với đồng bào dân tộc ít người và bảo vệ sinh thái, môi trường.

Thứ bảy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần làm ngay quy hoạch phát triển ngành cao su đến năm 2020 hay nếu có quy hoạch rồi thì chỉnh lại cho phù hợp tình hình mới. Ngành lâm nghiệp thay vì bị động như hiện nay cần chuyển sang chủ động tham gia thì hiệu quả tổng thể của chủ trường này sẽ được nhân lên theo chiều hướng tốt. Các tỉnh, doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia vào thực hiện chủ trường này có trách nhiệm và cần chia sẻ hơn./.
    

(PGS.TS. Hoàng Sỹ Động - Tạp chí kinh tế và dự báo)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Một số vấn đề trong quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
  • Một số vấn đề về phát triển kinh tế nhiều thành phần của thành phố Hồ Chí Minh
  • Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh
  • Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới: Giải pháp phải đồng bộ
  • Phân biệt mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số trong lập kế hoạch phát triển
  • Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
  • Sức chứa kinh tế tỉnh Đồng Nai trong quá trình phát triển đến năm 2020
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi