Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 nguy cơ đe dọa kinh tế

Năm mối nguy cơ chính đang đe dọa kinh tế toàn cầu. Ba trong số đó nằm tại Mỹ.

Đó là sự gia tăng trở lại của thâm hụt tài chính như trước kia và hiện tại dẫn đến sự sụp đổ của USD; ngân sách có vẻ như ngoài tầm kiểm soát và một sự khởi phát, bùng nổ của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Nguy cơ thứ tư liên quan đến Trung Quốc, quốc gia cũng đang phải đối mặt với vấn đề khó khăn là làm sao hạ cánh an toàn sau khi đã tăng trưởng kinh tế quá nóng. Nguy cơ thứ năm là giá dầu có thể tăng tới 60 – 70 USD/thùng cho dù không có một tác động nào từ thay đổi chính trị hay khủng bố trên thế giới.
 

Tác động qua lại

Hầu hết các nguy cơ trên đều có tác động qua lại và làm cho nhau thêm vững chắc. Một cú sốc tiếp về giá dầu theo hướng tăng cao, một sự sụp đổ giá trị của USD và một sự gia tăng thâm hụt ngân sách của nước Mỹ, tất cả đều làm nảy sinh lạm phát cao hơn và tỷ lệ lãi suất cao hơn. Một sự suy giảm rõ rệt giá trị USD làm tăng nguy cơ giá dầu lên cao. Những thâm hụt ngân sách lớn sẽ làm cho thâm hụt thương mại của Mỹ tăng nhiều và vì thế sản sinh nhiều chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời làm cho USD bị tổn thương. Chỉ cần một trong năm nguy cơ trên xảy ra thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới sẽ giảm. Nếu hai, ba hoặc tất cả năm nguy cơ đều thành hiện thực và tác động với nhau thì triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Bắt tay cùng hành động

Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đã kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục có nhiều phản ứng tích cực nhằm hồi phục kinh tế toàn cầu, đồng thời đề nghị không để cho chính sách bảo hộ kinh tế từng nước sinh sôi trở lại vì chúng có thể làm cho tình hình kinh tế thế giới tồi tệ hơn. Bà Hillary Clinton và người đồng cấp của Nhật Bản, ông Hirofumi Nakasone cùng thống nhất trao đổi về cách thức giải quyết những thách thức đang đặt ra cho hai nền kinh tế lớn nhất trái đất và kinh tế toàn thế giới. Nổi lên trong các giải pháp được đề cập là toàn thế giới cần phải cùng có phản ứng tích cực với suy thoái kinh tế toàn cầu, ví dụ như đồng loạt thực hiện các gói giải pháp kích cầu cho từng nước.
 

Chính phủ các nước cần sử dụng các biện pháp tổng hợp, gắn kết với nhau để giảm tác động, thiệt hại của suy thoái kinh tế. Những gói giải pháp kích thích kinh tế, việc cắt giảm tỷ lệ lãi suất và tư hữu hóa một phần các ngân hàng khó khăn tuy đạt được hiệu quả bước đầu nhưng chưa đủ liều lượng mạnh cần thiết để ngăn cản sự suy giảm kinh tế. Ví dụ, hiện nay Ngân hàng trung ương Châu Âu đang thảo luận xem có nên giảm tỷ lệ lãi suất bằng không vì một mặt nó thúc đẩy người vay tiêu dùng, sản xuất nhưng mặt khác nó cũng gây ra hiệu ứng không tốt vì thực tế không có lãi cho ngân hàng.
 

Bên cạnh đó, giới phân tích nói cụ thể rằng Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ cùng nhau và với các nền kinh tế lớn khác để cứu kinh tế thế giới. Hiện nay Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và sẽ sớm có thể vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới vì vậy sự bắt tay giữa Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế thế giới. Có chuyên gia cho rằng Nhóm hai quốc gia hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc (G2) có thể còn quan trọng hơn nhóm G8 (Mỹ, Nga, Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Canada, Anh) trong giải quyết suy thoái. Tuy nhiên cho đến giờ một chân lý được khẳng định là cả thế giới phải cùng vào cuộc thì mới có hi vọng tránh được thảm họa suy thoái kinh tế đang treo lơ lửng trên đầu mỗi quốc gia.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Việt Nam thoát khỏi ngưng trệ
  • Khai thác quá mức tài nguyên dẫn đến đói nghèo
  • Cần minh bạch với đầu tư công
  • Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Thọ nói chuyện chuyên đề về “Con đường phát triển kinh tế Việt Nam”
  • Cơ hội liên kết “ba nhà” cho phát triển nông nghiệp
  • Việt Nam có nguy cơ tái nghèo do suy thoái toàn cầu
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Bài 2: Những kiến giải cần thiết
  • Nâng cao trọng trách của các tập đoàn kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi