Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khai thác quá mức tài nguyên dẫn đến đói nghèo

Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, ba vấn đề lớn đang gây sức ép lên môi trường biển là dân số tăng và đói nghèo; lối sống đơn giản và dân trí thấp; chính sách còn bất cập.


Qua đó, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn làm tăng áp lực khai thác quá mức tài nguyên, gây suy thoái môi trường và lại dẫn đến nghèo đói. Dân trí thấp còn khiến tỷ lệ dân số vùng ven biển luôn luôn tăng cao hơn so với trong đất liền do công tác tuyên truyền giáo dục về kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả không cao. 
 
Hiện nay, cộng đồng dân cư ven biển chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa nói chung còn khá thấp nên thiếu kiến thức về bảo vệ môi trường, giảm khả năng xử lý các vấn đề về phòng chống thiên tai và môi trường biển, làm gia tăng thiệt hại do thiên tai gây ra và lại làm gia tăng đói nghèo.

Đặc biệt, người dân chưa có ý thức đầy đủ về xử lý chất thải, nước thải, thường trực tiếp xả nước thải sinh hoạt và thức ăn chăn nuôi thừa không qua xử lý làm ô nhiễm môi trường biển.
 
Để nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường biển, Tổng cục Biển và Hải đảo cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của các cộng đồng địa phương trong việc hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. 

Cụ thể, Tổng cục cần biên soạn và xuất bản các tài liệu phổ biến kiến thức cộng đồng về thiên tai và phòng chống thiên tai với hình thức trình bày sinh động, phong phú, đa dạng, dễ hiểu dễ nhớ, ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn về phòng chống thiên tai cho cán bộ địa phương chuyên trách và cộng đồng dân cư vùng này./.
 

(TTXVN/Vietnam+)

  • Cần minh bạch với đầu tư công
  • Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Thọ nói chuyện chuyên đề về “Con đường phát triển kinh tế Việt Nam”
  • Cơ hội liên kết “ba nhà” cho phát triển nông nghiệp
  • Việt Nam có nguy cơ tái nghèo do suy thoái toàn cầu
  • DOANH NGHIỆP TRƯỚC CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU, HỖ TRỢ: Bài 2: Những kiến giải cần thiết
  • Nâng cao trọng trách của các tập đoàn kinh tế
  • Hiện hữu nguy cơ thiếu điện
  • Thách thức thời khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi