Bất cập trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phần lớn là do hạn chế về năng lực quản lý |
Thế nhưng, theo đánh giá của Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhận định trên lại rất mâu thuẫn với thực tế. Trong khi số lượng DN hoạt động kém hiệu quả nhiều như vậy, nhưng kể từ khi bắt đầu thực hiện Luật Đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đến nay, Bộ LĐ-TB&XH mới chỉ thu hồi giấy phép của 4 DN (1 không đáp ứng quy định của pháp luật, 1 có nhiều vi phạm và 2 DN chấm dứt hoạt động do kém hiệu quả).
Câu hỏi đặt ra ở đây là, vấn đề chất lượng DN xuất khẩu lao động và hiệu quả điều hành, cấp phép của Bộ LĐ-TB&XH như thế nào. Thực tế, nhiều DN xuất khẩu lao động, đặc biệt là những DN trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty lúc xin cấp phép thì người đại diện hội tụ đủ điều kiện, nhưng sau đó lại giao một người khác hoặc “đẻ” thêm nhiều chi nhánh để tuyển lao động, khiến việc quản lý lỏng lẻo, hiện tượng lừa đảo người lao động gia tăng.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội còn cho biết, trong các hợp đồng ký kết giữa DN xuất khẩu lao động và người lao động, DN đều có sự tư vấn của luật sư, nên các điều khoản đều có lợi cho DN. Trong khi đó, người lao động thường có kiến thức hạn chế về pháp luật, lại chỉ biết đến bản hợp đồng và đặt bút ký trước thời điểm xuất cảnh có vài ngày. Vì vậy, nhiều người lao động đã rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở” khi đã sang đến “trời tây” mới ngã ngửa về điều kiện làm việc và mức lương thực tế không như trong hợp đồng ký kết.
Những việc làm kiểu như trên tại một DN xuất khẩu lao động thuộc Liên minh Hợp tác xã mới đây đã đẩy hàng chục lao động tại Thái Nguyên rơi vào cảnh cơ cực ở nước ngoài, khi những viễn cảnh tươi đẹp mà DN này vẽ ra trong hợp đồng khác hẳn với điều kiện làm việc và thu nhập thực tế. Đây là cách làm tiền trên lưng người lao động của DN xuất khẩu lao động”, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên bức xúc.
Giải thích cho những tồn tại trên, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra một số nguyên nhân, đó là nhiều DN mới được cấp phép, đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường, có những DN chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xin cấp phép hoạt động... “Tuy nhiên, theo đánh giá của Đoàn giám sát, những bất cập trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phần lớn là do hạn chế về năng lực quản lý”, ông Lợi cho hay.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động chỉ thu mà không chi cũng là một thực tế được phát hiện qua giám sát. Quỹ này được thành lập từ tháng 8/2007, với mục đích phát triển và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp. Nguồn thu của Quỹ được thu từ DN, người lao động, cùng các khoản khác chuyển sang, hiện đã lên tới trên 114 tỷ đồng, nhưng mới chỉ chi được trên 5 tỷ đồng.
Số tiền trên bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho 600 trường hợp lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài phải về nước sớm, cùng một số lao động bị thiệt mạng khi làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, hàng loạt DN và người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, 2009 đã không hề nhận được sự hỗ trợ nào.
Theo ông Lợi, Đoàn giám sát đã đề nghị Bộ LĐ-TB&XH tăng cường tập trung, nhanh chóng giải quyết những tồn tại lớn nêu trên, đảm bảo quyền lợi người lao động, trong đó đề xuất, việc sử dụng tiền thu của người lao động các DN xuất khẩu lao động phải được giám sát và khi cần thiết phải được kiểm toán. Ngoài ra, Đoàn giám sát cũng yêu cầu, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH cần làm rõ trách nhiệm về việc vận hành Quỹ kém hiệu quả, do không có cơ chế vận hành hay vận hành không được.
(Theo Thanh Hải // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com