Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần hình thành một hệ thống quốc gia về đổi mới

Sản xuất ôtô tại công ty JRD (100% vốn đầu tư Malaysia) tại Phú Yên. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần hình thành hệ thống quốc gia về đổi mới (NIS) nhằm tạo ra khuôn khổ để Chính phủ xây dựng và thực thi các chính sách tác động tới quy trình đổi mới.

Nhận định này được đưa ra trong bản báo cáo “Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới cạnh tranh toàn cầu” tại Hội nghị lần thứ nhất “Các khuyến nghị đóng góp cho xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020” do Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội, ngày 31/3.

Các chuyên gia cho rằng, thay đổi công nghệ không chỉ phụ thuộc vào mức chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhưng do mức độ cấp thiết, phải ưu tiên cho R&D.

Số liệu hiện có về chi cho R&D trong toàn nền kinh tế quốc dân cho thấy, con số này hiện chỉ chiếm 0,02% doanh thu; 0,3% lợi nhuần trước thuế và 0,18% tổng vốn đầu tư.

Đây là con số cực kỳ thấp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít đầu tư nhất cho R&D, còn các doanh nghiệp nhà nước đầu tư nhiều nhất cho R&D.

Đáng lưu ý, bản báo cáo này đưa ra nhận định, số liệu tổng quát cho thấy rất ít có khả năng là Việt Nam đạt được năng lực công nghệ cần thiết để dịch chuyển lên những vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị trong tương lai gần.

Bình luận về vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nói, đặt yêu cầu tạo ra một hệ thống đổi mới quốc gia trong phân tích về R&D là cách đặt vấn đề đúng. Bởi lẽ, theo ông, nếu không có một tổ hợp chính sách tạo ra một hệ thống đổi mới quốc gia thì dù có đầu tư cao cho R&D thì hiệu quả thực tế vẫn thấp.

Tuy nhiên, ông Tuyển cho rằng trong hệ thống các chính sách, các tác giả chưa đề xuất chính sách nào là điều kiện tiên quyết. “Phải chăng đó là chính sách cạnh tranh,” ông Tuyển đặt câu hỏi. Bởi trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách tạo ra lợi thế so sánh mới thông qua đầu tư vào R&D.

Trong nghiên cứu, các tác giả chỉ ra doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất cho R&D, nhưng trong phần phản biện của mình, tiến sĩ Lê Đăng Doanh lưu ý tỷ lệ đầu tư cao này chủ yếu ở các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong môi trường cạnh tranh.

Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, các chuyên gia kinh tế nước ngoài khuyến nghị rằng, Việt Nam cần thông qua một chiến lược công nghiệp giúp cải thiện năng lực sản xuất hiện tại và nhấn mạnh vào R&D cũng như các quy trình và sản phẩm mới.

Việt Nam phải chủ động hơn trong thu hút FDI từ các nền kinh tế thị trường tiến triển hơn - những nền kinh tế có những công nghệ tiên tiến nhất sẵn có hiện nay, để đẩy nhanh quá trình học hỏi. Chính phủ phải đảm bảo rằng FDI được thu hút vào các lĩnh vực chiến lược và thiết lập được nhiều cơ chế chuyển giao công nghệ hiệu quả hơn.

Ông John Hendra, đại diện thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, để có thể tham gia ngày càng tốt hơn vào thị trường toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần lựa chọn những cải cách sâu rộng hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh và mức độ tinh thông của các doanh nghiệp nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, cũng như kỹ năng của lực lượng lao động, tạo môi trưởng ổn định cho các doanh nghiệp phát triển, là những nhân tố rất quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo./.

Thúy Hiền (Vietnam+)

  • Việt Nam có lợi thế lớn trong phát triển kinh tế
  • Để vốn ODA trở thành một nguồn lực cho kinh tế tư nhân
  • Tìm giải pháp vượt qua bẫy thu nhập trung bình
  • Hậu khủng hoảng: Thách thức, triển vọng của thế giới và Việt Nam
  • Cần nâng nội lực cạnh tranh để hút đầu tư ngoại
  • Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình, nếu...
  • Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Có cần đạo luật riêng?
  • CPI, PPI và áp lực tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi