Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chế biến hạt điều xuất khẩu: Cơ sở nhỏ “ép” doanh nghiệp lớn

Hiệp hội Cây điều Việt Nam cho biết, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều không chỉ gặp khó khăn vì thị trường xuất khẩu giảm, kế hoạch thu mua bị phá vỡ vì vụ điều 2008-2009 mất mùa mà còn đối mặt với tình trạng bị các cơ sở nhỏ lấn sân.

Thu mua giá cao

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 15 doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu, đến thời điểm này hầu hết các doanh nghiệp chỉ thu mua được 50-70% kế hoạch. Nguyên nhân là do năm nay không chỉ Việt Nam mà các nước trồng điều trên thế giới đều mất mùa, sản lượng chỉ bằng 50-60% so với những vụ trước. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều còn gặp khó bởi chịu sự cạnh tranh gắt gao của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở khâu đầu vào.

Được biết, hiện nay ngoài các doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn có 70 cơ sở chế biến hạt điều sản xuất nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và TX.Bà Rịa… Ông Lê Văn Cơ, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Hiện nay, đang tồn tại một nghịch lý đó là các doanh nghiệp lớn không nắm quyền điều tiết giá, mà là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Những cơ sở này do quy mô sản xuất hộ gia đình nên mỗi ngày họ chỉ cần mua vào một vài tấn hạt điều là giữ được nhịp sản xuất. Những cơ sở này thu mua nguyên liệu dễ hơn các doanh nghiệp, do họ dễ dàng nâng giá thu mua nguyên liệu. Chỉ cần nâng từ 500-1.000 đồng/kg, thì cũng đủ gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp.

“Nếu chỉ có 5-7 cơ sở thu mua nhỏ như thế thì không đủ điều tiết giá, nhưng có quá nhiều cơ sở chế biến nhỏ, nên hút một khối lượng nguyên liệu lớn và đủ sức chi phối giá nguyên liệu. Các doanh nghiệp nếu muốn mua được nguyên liệu thì cần phải đẩy giá lên, dẫn tới đầu vào cao hơn đầu ra, trong khi hợp đồng đã ký, nguy cơ thua lỗ là khó tránh khỏi”- chủ một doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cho biết.

Lao động cũng bị hút hết

Hiện nay, ngoài cạnh tranh về thu mua và giá cả, các doanh nghiệp ngành điều đang chịu sức ép về người lao động. Tiền lương trả theo sản phẩm ở các cơ sở nhỏ thường cao hơn so với tiền lương làm việc tại nhà máy, vì ngoài tiền lương, các doanh nghiệp còn phải chịu chi phí nhiều khoản khác như: bảo hiểm, quần áo bảo hộ… trong khi đa phần công nhân chỉ nghĩ đến mức thu nhập trước mắt hơn là lợi ích lâu dài. Vì vậy, vào mùa sản xuất, cơ sở nào trả lương cao hơn họ tới làm, hết việc họ lại xin vào nhà máy. Vì muốn giữ lực lượng lao động lâu dài, doanh nghiệp cũng đành phải nhận họ vào làm việc. Vì thế, các doanh nghiệp luôn chịu nghịch lý, vào thời gian sản xuất cao điểm thì thiếu lao động trầm trọng, còn những ngày nhàn rỗi thì “còng lưng” trả lương cho công nhân, mà không biết vào vụ tới họ có còn “ở lại” hay không.

Thiếu lao động, nhiều doanh nghiệp đóng tại các thành phố đã tìm cách đưa hàng về vùng nông thôn gia công. Điều này, dẫn tới một hệ lụy, các doanh nghiệp đóng tại đại phương lại nhỏ cạnh tranh gắt gao hơn về nguồn lao động. “Việc chế biến một cách manh mún, không bảo đảm điều kiện về trang thiết bị như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu kéo dài tình trạng này, ngành điều sẽ không thể kiểm soát được chất lượng, nguy cơ mất uy tín là điều khó tránh khỏi”- ông Lê Văn Cơ, lo ngại.

(Theo Thanh Nga // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Những đoạn “gãy” bảo vệ người tiêu dùng
  • Ngành chăn nuôi với mục tiêu một triệu lít sữa bò
  • Kinh tế Việt Nam cần đi trên cả hai "chân"
  • Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn vào năm 2010
  • Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững
  • Tốc độ tăng giá 1 con số ?
  • Khủng hoảng toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
  • Người Việt dùng hàng nội: Những nỗ lực và rào cản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi