Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Trong 2 ngày 20 và 21/8, Kỳ họp thứ 9 - Hội đồng lý luận Trung ương đã họp tại Thủ đô Hà Nội, kỳ họp đã tập trung thảo luận một chủ đề vừa mang tính thời sự, vừa có tầm vóc toàn cầu và có ý nghĩa thời đại sâu sắc: Đó là mối quan hệ giữa một số lý thuyết kinh tế chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Đồng chí Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ trì kỳ họp.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã phân tích và khẳng định cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này xảy ra trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang được toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, khi trí tuệ loài người đã vươn tới trình độ "kinh tế tri thức" được trang bị và dẫn dắt bởi hàng chục, hàng trăm học thuyết, lý thuyết kinh tế vốn là sản phẩm của những bộ óc siêu việt. Trong tình huống lịch sử đó, cần phải xem xét trên tinh thần phê phán khoa học các mô hình thực tiễn và các lý thuyết kinh tế đã từng được hay đang được sử dụng để dẫn dắt và định hướng các quá trình thực tiễn. Cuộc khủng hoảng buộc phải định vị lại giá trị của các lý thuyết phát triển, một đòi hỏi khách quan, gắn với sứ mệnh của lý luận chính trị.

Các ý kiến tham gia thảo luận đều khẳng định giá trị khoa học, vai trò nền tảng của học thuyết Marxist; phân tích những mặt được, chưa được một số lý thuyết kinh tế hiện đại; đúc rút những kinh nghiệm và luận cứ khoa học góp phần phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng mô hình kinh tế thị trường, định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng.

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Tô Huy Rứa đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự với ý thức trách nhiệm và tâm huyết đã gắn kết nghiên cứu lý luận với những vấn đề thực tiễn nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống của đất nước. Đồng thời nhấn mạnh: Hội thảo đã làm rõ hơn thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng; làm sáng tỏ hơn một bước quan trọng nhiều vấn đề rất cơ bản và bức thiết về các lý thuyết kinh tế qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tuân thủ nguyên tắc “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”, với các cách tiếp cận cụ thể khác nhau, nhưng đều có những điều mới, các ý kiến phát biểu đã phân tích sâu sắc, đánh giá lại giá trị của các học thuyết kinh tế chính trên thế giới, đặt trong mối quan hệ hết sức quan trọng - đó là mối quan hệ giữa hệ thống lý thuyết kinh tế chính với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra. Mối quan hệ ấy đã được nhìn nhận, phân tích trong trạng thái động. Các ý kiến phát biểu đã đưa ra nhiều kiến nghị xác định những vấn đề đang đặt ra đối với nước ta cả về phương diện lý luận và thực tiễn ứng phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và định hướng giải quyết chúng với nhiệm vụ luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho mô hình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa "hậu khủng hoảng".

Đồng chí Tô Huy Rứa nêu rõ: Những báo cáo tham luận, ý kiến trao đổi tại Hội thảo sẽ được Hội đồng Lý luận Trung ương biên tập, chắt lọc, khai thác triệt để, tổng hợp thành các luận cứ khoa học và sẽ sớm được báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Tiểu ban chuẩn bị Văn kiện Đại hội XI của Đảng. Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ tiếp tục theo hướng này để tổ chức Hội thảo góp phần tìm ra một mô hình kinh tế thích hợp hơn và cơ cấu lại nền kinh tế của nước ta; mong các nhà khoa học, các chuyên gia quan tâm nghiên cứu nhiều hơn học thuyết của Mác- Lênin về kinh tế và những vấn đề đặt ra trực tiếp đối với Việt Nam.

 
 
 

(Theo Quỳnh Trang - Minh Đức/VTV)

  • Người Việt dùng hàng nội: Những nỗ lực và rào cản
  • Doanh nghiệp Việt tìm chỗ đứng trên thị trường nội
  • Việt Nam hướng xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Đông
  • ĐBSCL có nguy cơ không còn là trung tâm lúa gạo
  • Quản lý vốn tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước : Thúng báo cáo không úp nổi voi thực tế
  • Dự án hạ tầng giao thông: “Nóng ruột” về tiến độ!
  • Giá điện thấp không hấp dẫn nhà đầu tư
  • “Khó quản” người đại diện vốn nhà nước kiêm nhiệm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi