Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tốc độ tăng giá 1 con số ?

Hầu hết các mặt hàng thiết yếu đến đời sống của người dân đều có mức độ tăng giá chậm trong các tháng đầu năm

 
Hầu hết các mặt hàng thiết yếu đến đời sống củangười dân đều có mức độ tăng giá chậm trong các tháng đầu năm

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 đầu năm 2009 lần đầu tiên giảm mức tăng xuống một con số là 9,25% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ số này vào nửa cuối và cả năm 2009 được dự báo sẽ tăng nhẹ. Nhưng điều này chưa đủ xóa đi nỗi lo lạm phát.

Thực tế 7 tháng đầu năm 2009, CPI có mức tăng chậm hơn so với các năm trước (tăng 3,22% so với cuối năm 2008; so với tháng 7/2008 tăng 3,31%) và đang có xu hướng tăng dần (trừ tháng 3 giảm nhẹ), bình quân mỗi tháng trong quý I tăng 0,44% và trong quý II là 0,45%. Tháng 7/2009, CPI tính chung cả nước đã tăng 0,52% thấp hơn so với mức tăng CPI tháng 6 (tăng 0,55%) được các chuyên gia đánh giá là phản ánh đúng diễn biến giá cả thị trường, với nhiều mặt hàng chủ lực tương đối ổn định..

Sẽ không có những “cơn sốc giá”?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy những tháng đầu năm qua không có những cơn sốt giá, hầu hết các mặt hàng thiết yếu đến đời sống của người dân đều có mức độ tăng giá chậm (ngoại trừ các mặt hàng đường, sữa...) Một số mặt hàng thường tăng giá mạnh trong các năm trước như hàng ăn và dịch vụ ăn uống thì năm nay lại tăng chậm hơn. CPI lương thực giảm 0,78%; thực phẩm tăng 0,06%. Hai nhóm phương tiện đi lại là bưu điện và nhóm nhà ở, vật liệu xây dưng (có bao gồm chất đốt) chịu tác động của việc tăng giá xăng dầu ngày 1/7 vừa qua đã dẫn đầu về mức tăng, lần lượt là 2,79% và 1,92%. Ở các nhóm còn lại, CPI tăng ở mức thấp hơn, từ 0,18% (nhóm giáo dục) đến 0,57% (nhóm văn hóa, thể thao, giải trí).

Lạm phát có thể đến sớm nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tiền kích cầu

Những con số trên là cơ sở thực tế để nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề của năm 2009 không phải là lạm phát mà là kích thích kinh tế để chống suy giảm tăng trưởng. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh (Phó viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả) phân tích: “Áp lực của tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất và sinh hoạt năm 2009 là có nhưng không tác động mạnh tới tăng CPI và lạm phát do tâm lý xã hội đã khác nhiều so với năm 2007 - 2008, quan trọng hơn là áp lực tăng giá không được sự hỗ trợ của thị trường quốc tế (yếu tố bên ngoài) và được giảm áp thông qua cơ chế tự động điều tiết tiêu dùng của các doanh nghiệp và hộ gia đình. 

Ông Nguyễn Đức Thắng (Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá Cả, Tổng cục Thống kê) dự báo CPI có thể tiếp tục tăng nhẹ trong các tháng tiếp theo nhưng không có sự biến động lớn và CPI tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng ở mức 1 con số. Lý do mà ông Thắng đưa ra là do “các gói kích cầu của Chính phủ đang phát huy hiệu quả, tuy nhiên khi sản xuất phát triển cầu về nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng làm cho chi phí đầu vào tăng. Bên cạnh đó dự báo kinh tế thế giới sẽ có khả năng hồi phục nhẹ trong 5 tháng cuối năm, cầu cho sản xuất sẽ tăng mạnh, giá hàng hóa thế giới có thể sẽ tăng nhẹ. Sản xuất trong nước phát triển, thu nhập sẽ tăng, tiêu dùng của người dân cũng tăng trong những tháng cuối năm vì vậy khả năng tăng giá hàng hóa là điều dễ xảy ra”. Cùng chung nhận định này, ông Phạm Minh Thụy - Trưởng phòng Phân tích Dự báo Giá cả Thị trường cho rằng 5 tháng cuối năm, các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng... sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên. Theo diễn biến mang tính quy luật ở Việt Nam nhiều năm qua, giá cả những tháng cuối năm thường có xu hướng tăng mạnh hơn những tháng đầu năm. Do vậy, nhiều khả năng diễn biến giá cả những tháng cuối năm 2009 sẽ “nóng” hơn”.

Mặc dù không cho rằng CPI của cả năm 2009 chỉ dừng ở mức 1 con số nhưng Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) cũng dự báo khả năng tăng giá “sốc” như năm 2008 là rất khó xảy ra. Mức tăng CPI cuối năm của nước ta có thể sẽ đạt mức trên dưới 2 con số nhưng tối đa sẽ khó vượt qua mốc 13 – 15% so với cùng kỳ năm 2008.

Liệu pháp “bàn tay nhà nước”

Mặc dù có những đánh giá tích cực về diễn biến thị trường 7 tháng đầu năm, song các chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ lạm phát cao trở lại trong những tháng cuối năm là rất lớn. Ngay từ bây giờ đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nguy cơ lạm phát có thể đến sớm nếu nguồn tiền khổng lồ từ các gói kích cầu không được quản lý và sử dụng hiệu quả. Có nhiều ý kiến cho rằng, vòng xoáy tăng giá những nguyên liệu cơ bản như xăng, dầu...nhất là hệ quả trực tiếp của nới lỏng chính sách tiền tệ liên quan đến gói kích cầu 8 - 9 tỷ USD, khiến thâm hụt ngân sách đến 8%, nợ xấu ngân hàng thương mại tăng lên, bất ổn trên thị trường tỷ giá. Đó thực sự là những gánh nặng dồn lên giá cả cuối năm.

Để ổn định thị trường, giá cả, tránh tình trạng lạm phát gia tăng trong những tháng tiếp theo, các chuyên gia cho rằng cần phải phát huy hiệu quả tối đa của liệu pháp “bàn tay nhà nước”.  Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân) đề xuất, ngay từ bây giờ, cần rà soát lại việc thực hiện, thẩm định hiệu quả các dự án sử dụng gói kích cầu nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm cho người dân mang lại những hiệu ứng tích cực dài hạn, tránh tình trạng thất thoát gói kích cầu sẽ tạo hiệu ứng không lớn đối với doanh nghiệp và tác động tiêu cực cho nền kinh tế. 

Ông Phạm Minh Thụy cho rằng kinh tế thế giới đã có dấu hiệu bắt đầu phục hồi trong thời gian tới, giá dầu thô và một số nguyên, nhiên vật liệu chính có khả năng sẽ tăng…Do vậy Chính phủ cần có biện pháp điều hành chủ động trước diễn biến này (dự trữ hàng hóa, lập quỹ đề phòng tăng giá…); Có biện pháp điều hành, dự trữ và quản lý mạng lưới lưu thông hàng hóa (đặc biệt là với một số loại mặt hàng như gạo, xi măng, thép xây dựng, thuốc chữa bệnh…) linh hoạt hơn nhằm chống hiện tượng đầu cơ, phao tin đồn để nâng giá bất hợp lý; Việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu theo cơ chế thị trường cũng cần phải có lộ trình tránh gây sốc cho thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho người dân và tạo cơ hội cho đầu cơ găm hàng, đẩy giá lên.

Các chuyên gia kinh tế cũng kiến nghị cần phải bổ sung giá bất động sản, chứng khoán (chỉ số thị trường chứng khoán) vào báo cáo về tình hình giá cả và lạm phát của Cục quản lý giá và Tổng cục Thống kê (hiện giá cả của hai loại thị trường quan trọng này chưa được đề cập trong báo cáo của các cơ quan công bố chính thức về giá cả).

(Theo Ngọc Bích // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khủng hoảng toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
  • Người Việt dùng hàng nội: Những nỗ lực và rào cản
  • Doanh nghiệp Việt tìm chỗ đứng trên thị trường nội
  • Việt Nam hướng xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Đông
  • ĐBSCL có nguy cơ không còn là trung tâm lúa gạo
  • Quản lý vốn tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước : Thúng báo cáo không úp nổi voi thực tế
  • Dự án hạ tầng giao thông: “Nóng ruột” về tiến độ!
  • Giá điện thấp không hấp dẫn nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi