Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam cần đi trên cả hai "chân"

Chế biến dứa xuất khẩu. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Tiến sĩ Trịnh Minh Anh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế, cho rằng Việt Nam phải đi trên cả hai “chân” cho vững, một mặt để xuất khẩu, một mặt để phục vụ đối tượng tiêu dùng trong nước, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của 70% dân số còn có thu nhập thấp ở nông thôn.

Phát biểu tại Diễn đàn "Xuất khẩu và phát triển thị trường Việt Nam: Nhìn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu", ngày 16/7, Tiến sĩ Minh Anh cho rằng trong giai đoạn này, cách hợp lý nhất là vừa phải sản xuất những mặt hàng chất lượng thấp hơn nhưng giá phải hạ và vừa phải sản xuất hàng cao cấp để dần dần đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế tham dự diễn đàn cho rằng chủ trương quay trở về giữ vững thị trường nội địa để từ đó làm bàn đạp cho chiến lược phát triển xuất khẩu, trong một số trường hợp lại mâu thuẫn với các lý thuyết thương mại tự do hay lý thuyết thương mại mới bởi nó khuyến khích các chính sách bảo hộ phát triển.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khẳng định để phát triển trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần thay đổi hẳn mô hình tăng trưởng, thay vì dựa vào khai thác tài nguyên và nguồn lao động rẻ tiền thì phải dựa vào khu vực dân doanh, tư nhân như là lực lượng chủ đạo.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Thiên nói Việt Nam sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng điểm yếu của cơ cấu mà mô hình tăng trưởng không hiệu quả vẫn sẽ là vấn đề lớn phải được kiểm điểm, đánh giá một cách nghiêm túc và trong bối cảnh hiện nay, tái cấu trúc kinh tế là việc lớn cần phải bàn, nhất là khi "hàng trong nước khó chiếm lĩnh thị trường nội địa hơn là xuất khẩu ra nước ngoài“.

Ông Thiên nhấn mạnh Việt Nam cần dịch chuyển cơ cấu liên quan đến xuất khẩu cũng như quan tâm đến vấn đề chất lượng xuất khẩu với giá trị gia tăng thấp hiện nay, bởi những ngành hàng xuất khẩu có cơ cấu mặt bằng tĩnh, hầu như 100% dựa vào khai thác tài nguyên và lao động gia công sẽ dần dần thua cuộc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Cùng quan điểm trên, Bộ Công Thương khẳng định sẽ cố gắng để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các mặt hàng thô như dầu thô, khoáng sản và các mặt hàng chưa qua chế biến, cũng như giảm lệ thuộc vào các mặt hàng gia công như dệt may, giày dép.

Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với thị trường tiêu thụ cũng như tăng hàm lượng chế biến tạo giá trị gia tăng đối với nhóm hàng có công nghệ cao hoặc mặt hàng có chế biến sâu.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhận định từ cuối năm 2008 đến nay, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trước tình hình trên, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, đưa ra những chủ trương chính sách và nhiều biện pháp cụ thể nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng. Các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng bước đầu đã phát huy tác dụng, nhiều công trình, dự án đang được tập trung đầu tư.

Mức tăng trưởng GDP của 6 tháng đầu năm 2009 khẳng định Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn và đánh dấu sự thành công bước đầu trong chỉ đạo điều hành vĩ mô của Chính phủ, các cấp các ngành và địa phương./.

 

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn vào năm 2010
  • Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững
  • Tốc độ tăng giá 1 con số ?
  • Khủng hoảng toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
  • Người Việt dùng hàng nội: Những nỗ lực và rào cản
  • Doanh nghiệp Việt tìm chỗ đứng trên thị trường nội
  • Việt Nam hướng xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Đông
  • ĐBSCL có nguy cơ không còn là trung tâm lúa gạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi