Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững

Thành phố Hồ Chí Minh ngày một đổi mới.
 Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí trong việc góp phần cùng cả nước tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế, TP Hồ Chí Minh đang chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phát triển.
 
Những ngày này, thành phố đang có những chuyển động tích cực bước đầu trong một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Có thể nói mùa thu năm nay, như đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang phải đối phó với những khó khăn nhất trong mười năm trở lại đây do áp lực khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động. Tháng đầu năm 2009, hàng trăm đơn hàng xuất khẩu bị đối tác nước ngoài cắt giảm và hủy bỏ. Công nhân nhiều xí nghiệp không có việc làm, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tạm ngừng hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố giảm sút mạnh, âm 10%. Tháng 2-2009, hàng trăm doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước, song sản xuất chỉ nhích lên chút đỉnh.

Bốn tháng đầu năm, thực hiện các nhóm giải pháp về hỗ trợ lãi vay cho các dự án thuộc chương trình kích cầu của Chính phủ cùng chương trình kích cầu đầu tư của thành phố, đã có gần 100.000 tỷ đồng đến các doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2,9%, sáu tháng tăng 3,9% và bảy tháng đầu năm tăng 4,6% so cùng kỳ. Con số phản ánh sự tăng trưởng nhỏ giọt ở một thành phố vốn có tốc độ tăng cao, song đặt trong bối cảnh kinh tế năm nay mới thấy được ý nghĩa toàn diện của sự chuyển biến ấy.

Cùng với công nghiệp, ngành thương mại - dịch vụ năng động, linh hoạt thực hiện nhiều biện pháp khuyến mãi, khuyến khích người tiêu dùng, tổng doanh thu bảy tháng là 147.935 tỷ đồng, tăng 18,4% so cùng kỳ với xu hướng tháng sau tăng hơn tháng trước. Hoạt động du lịch vốn vẫn là thế mạnh của thành phố, năm nay lượng khách nước ngoài giảm, song lượng khách trong nước đến với thành phố khá cao, các công ty du lịch đã chú ý khai thác và mở thêm nhiều tuyến du lịch trong nước, đưa tổng doanh thu toàn ngành đạt 18.300 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ. Ðáng chú ý là trong khó khăn, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn tích cực nghiên cứu mở thêm cơ sở khách sạn tại Hoa Kỳ, Nhật Bản. Chủ động chuẩn bị cơ sở vệ tinh đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài và ngược lại.

Góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, giữ được mức độ tăng trưởng ổn định còn là yếu tố đầu vào và đầu ra được xử lý phù hợp điều kiện thực tiễn. Ở đầu vào, tổng vốn đầu tư phát triển tăng cao, tăng 16,5% so với cùng kỳ, trong đó huy động vốn từ nhiều nguồn cho các dự án đầu tư trọng điểm..., dành 2.566,8 tỷ đồng cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2009 để phát huy hiệu quả của dự án, hạn chế khởi công các dự án mới. Thu ngân sách năm nay hết sức khó khăn do thực hiện miễn, giảm thuế 23 nghìn tỷ đồng, nhưng bằng các biện pháp thu đúng, thu đủ, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 58,1%, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu hồi phục. Tính thanh khoản của thị trường đang được cải thiện đáng kể với khối lượng giao dịch trung bình một phiên lên đến 50 triệu cổ phiếu. Ðến nay có 13.403 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký 52.433 tỷ đồng. Nơi đây còn là địa bàn tập trung lượng kiều hối chiếm 60-70% tổng kiều hối cả nước bổ sung cho nguồn vốn sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Ở đầu ra, do dự báo trước tình hình kinh tế 2009 khó khăn, thành phố tổ chức 55 cuộc hội chợ, triển lãm quảng bá cho hàng Việt Nam và một số hội chợ chuyên ngành giới thiệu các thiết bị công nghệ mới của các nước G8 và một số nước châu Á phát triển. Trong đó, chương trình quảng bá hàng Việt Nam tại thị trường Cam-pu-chia, chương trình học tập kinh nghiệm quản lý đô thị ở Hà Lan và Tây Ban Nha cùng các cuộc hội thảo chuyên ngành đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia với những thu hoạch bổ ích, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tìm hướng tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài nước. 350 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia truy cập và đối thoại nêu những khó khăn về vốn, thuế với các ngành chức năng, trong đó 40% số ý kiến vấn đề thắc mắc được tháo gỡ, giải quyết. Vốn huy động qua ngân hàng đạt xấp xỉ 700 nghìn tỷ đồng, tăng 27,5%. Tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay đạt hơn 80% cũng là một trong những động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Cùng với việc triển khai kịp thời các nhóm kích cầu của Chính phủ và chương trình kích cầu thông qua đầu tư, thành phố cấp bổ sung 150 tỷ đồng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ sung 10 tỷ đồng vào Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời xây dựng kế hoạch phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm và 2.000 tỷ đồng trái phiếu Khu đô thị cảng Hiệp Phước.

Những nỗ lực của TP Hồ Chí Minh đã góp phần giữ ổn định phát triển kinh tế, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo cũng được người dân, các quận, huyện hết sức quan tâm. Ðến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 155 nghìn lao động, trong đó có 70.500 việc làm mới. Mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 336.175 hộ nghèo. Miễn, giảm 11,234 tỷ đồng tiền học phí cho 31.075 học sinh thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo. Dành 9 tỷ đồng xây 650 nhà đoàn kết, nhà tình nghĩa, trợ vốn cho 41.293 hộ nghèo với số tiền là 181,643 tỷ đồng. Xét duyệt 256 dự án vay là 24,7 tỷ đồng. Mới đây, nhằm giúp người lao động tìm được việc làm ổn định, thành phố lập Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động có chức năng dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động cung ứng lao động việc làm, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho người lao động. Ðây là trung tâm đầu tiên trong cả nước có nhiệm vụ dự báo nhu cầu nhân lực, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm lao động và định hướng phát triển bền vững cho thị trường lao động thành phố cũng như các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Chương trình mùa hè xanh không chỉ phát triển ở trong nước còn mở rộng sang Lào, Cam-pu-chia, phối hợp thanh niên các nước bạn mở mang kiến thức khoa học, đem khoa học hướng dẫn người dân nâng cao trình độ hiểu biết nhằm nâng cao chất lượng sống. Và cũng ở thành phố này cuộc hành trình tìm công lý ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam kiện các công ty hóa chất Mỹ được nhân dân và người nước ngoài làm việc ở thành phố tham gia ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Phát huy truyền thống quật khởi 64 năm trước, thành phố mang tên Bác quyết tâm vượt qua khó khăn, giữ ổn định tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

(Theo BĂNG CHÂU/ND)

  • Tốc độ tăng giá 1 con số ?
  • Khủng hoảng toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
  • Người Việt dùng hàng nội: Những nỗ lực và rào cản
  • Doanh nghiệp Việt tìm chỗ đứng trên thị trường nội
  • Việt Nam hướng xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Đông
  • ĐBSCL có nguy cơ không còn là trung tâm lúa gạo
  • Quản lý vốn tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước : Thúng báo cáo không úp nổi voi thực tế
  • Dự án hạ tầng giao thông: “Nóng ruột” về tiến độ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi