Dù kinh tế suy giảm, chúng ta vẫn có cơ hội để đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất khi giá cả các thiết bị, nguyên liệu đang giảm mạnh, cũng như đầu tư mạnh hơn nhằm giải quyết những nút thắt cổ chai của tăng trưởng |
Hiện nay đội ngũ doanh nhân đang có vị trí quan trọng song chưa hẳn đã được trọng vọng trong xã hội. Nhìn nhận vai trò của doanh nhân là quan trọng và trọng vọng doanh nhân là hai thái độ khác nhau của xã hội. Thời gian gần đây, DN, doanh nhân được tôn vinh rất nhiều, tuy nhiên, doanh nhân cũng cần có một chính sách để hỗ trợ.
Trong mọi môi trường họat động kinh doanh, tự vượt lên là nhiệm vụ của mỗi DN. Tái cấu trúc DN phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Mỗi DN phải xem lại bản thân, các điểm yếu cũng như các điểm mạnh, từ nhân sự đến sản phẩm, thị trường. Châm ngôn “Biết người, biết ta, trăm trận đánh, trăm trận thắng” luôn luôn có giá trị trong chiến trường cũng như trong thương trường.
"Từ góc độ DN, việc được cấp cứu bằng nguồn vốn rẻ vô hình trung làm trì hoãn việc tái cấu trúc DN và ngân hàng, một nhiệm vụ khó khăn, đau đớn nhưng cần thiết. Như vậy, chính sách hỗ trợ lãi suất đã làm lỡ một cơ hội tăng cường năng lực cạnh tranh của các DN để chuẩn bị cho sự phục hồi của kinh tế thế giới".
Tại một cuộc gặp báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đây là lúc đẩy nhanh quá trình cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ mô hình tăng trưởng chủ yếu là dựa vào các yếu tố theo chiều rộng (dựa chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên, tăng đầu tư, nhất là đầu tư trong nước) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở phát huy nguồn lực và tính năng động của khu vực dân doanh, khai thác lợi thế so sánh, tăng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (công nghệ và quản lý, chất lượng nguồn nhân lực...) nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới trong từng DN cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Thủ tướng nói, trong khó khăn cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Dù kinh tế suy giảm, chúng ta vẫn có cơ hội để đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất khi giá các thiết bị, nguyên liệu đang giảm mạnh, cũng như đầu tư mạnh hơn nhằm giải quyết những nút thắt cổ chai của tăng trưởng.
Cũng trong định hướng phát triển về chiều sâu, liên quan đến thu hút FDI, Thủ tướng khuyến khích đầu tư vào công nghệ cao, dịch vụ, các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm đất đai. Theo đó, sẽ tiếp nhận FDI có chọn lọc, không phải bằng bất kỳ giá nào như trước đây. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là các giải pháp cấp bách không được mâu thuẫn với các mục tiêu dài hạn, mà phải tạo ra cơ sở, tiền đề cho việc khai thác tiềm năng tăng trưởng của đất nước, nâng cao chất lượng hiệu quả của tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững trong những năm sau.
TS Đinh Văn Ân - Phó Chánh văn phòng TƯ Đảng từng cho rằng bên cạnh những ảnh hưởng đối với xuất khẩu, tăng trưởng GDP giảm sút, cuộc khủng hoảng tài chính cũng có thể khiến nước ta rơi vào tình trạng thiếu vốn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm trước đây, môi trường kinh tế thế giới không quá khó khăn, nguồn vốn đầu tư tương đối dư dả trong khi tỷ suất lợi nhuận ở các thị trường phát triển đã gần như bão hòa, nên các nguồn vốn FDI đã đổ vào nước ta khá nhiều nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến các nhà đầu tư quốc tế cũng có xu hướng rút vốn về các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, nhằm bảo toàn vốn.
Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thay đổi cách nhìn và chiến lược đối với đầu tư nước ngoài. Thay vì thúc đẩy kêu gọi đầu tư trực tiếp, cần nhanh chóng tổ chức hệ thống các quỹ đầu tư gián tiếp, tại các thị trường tài chính quốc tế lớn, huy động vốn với số lượng lớn, có thể là 10 đến 20 tỷ USD mỗi năm, 100 đến 200 tỷ USD trong 10 năm sắp tới, để đưa về đầu tư phát triển những dự án tốt mà do ta quản lý.
Theo ước tính trên, trong 10 năm tới VN cần khoảng 750 đến 1.000 tỷ USD để phát triển. Thực tế, trong tổng số vốn đầu tư cho một dự án khoảng 70 đến 80 phần trăm là vốn vay, phần vốn tự có thường chỉ chiếm từ 20 đến 30%. Vậy trong số vốn đầu tư nước ngoài nói trên, phần vốn tự có trong nước ước tính khoảng 150 tỷ USD. Nếu VN tự huy động được 100 đến 200 tỷ USD vốn tự có, tự xây dựng và phát triển dự án, thì lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giảm xuống đến một mức tương đối an toàn.
Như vậy VN không nhất thiết phải phát triển theo mô hình kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như hiện nay. Mặt khác, trong phạm vi đồng nội tệ, NHNN có khả năng chiết khấu và tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại để NHTM mại cung ứng đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, không một dự án nào khả thi, có hiêu quả kinh tế cao phải thiếu vốn phát triển. NHNN có nhiệm vụ theo dỏi lưu lượng tín dụng, giám sát hoạt động của hệ thống NHTM, không để xảy ra lạm phát, hay thiểu phát. Như đã trình bày ở phần trên, NHNN cần phải có một cơ chế họat động phù hợp để phát huy đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình.
(Theo Bùi Kiến Thành Chuyên gia kinh tế cao cấp // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com