Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều kiện để tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng

Quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện, thủ tục để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng cũng như quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động và quản lý hoạt động công nghiệp quốc phòng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng khi đáp ứng đủ các điều kiện: Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; không xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân Việt Nam; cam kết chấp hành các điều khoản bắt buộc được quy định cụ thể tại hợp đồng về công nghiệp quốc phòng.

Ngoài ra, tùy theo lĩnh vực tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, các tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện khác. Cụ thể, trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức, cá nhân phải chứng minh có đủ nguồn vốn và nhân lực đáp ứng yêu cầu về xây dựng và quản lý dự án đầu tư, dịch vụ thương mại, có báo cáo tài chính đã được kiểm toán 3 năm gần nhất; công nghệ chuyển giao hoặc sản phẩm công nghệ của dự án phải thuộc danh mục các công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao được Nhà nước khuyến khích phát triển.

Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức, cá nhân phải được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đào tạo, đồng thời phải chứng minh có đủ năng lực chuyên môn, nguồn tài chính cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực...

Hàng năm, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp quốc phòng về cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận trước ngày 25/12 hàng năm.

(Theo Chinhphu.vn)

  • Nghĩ về chiến lược phát triển đất nước
  • Tạo “bước đệm” cho nền kinh tế
  • Song hành cùng đô thị hóa
  • Đất Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài: Chưa xây đã lo kích giá
  • Bưu chính: Cần có luật nhưng tránh độc quyền
  • Hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010
  • Hành chính hoá tập đoàn?
  • Nâng cao chất lượng quyết định kế hoạch phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi