Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để chất xám thực sự được phát huy

Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn trầm trọng, các nước giàu mạnh đang đầu tư ưu tiên vào việc đổi mới và nghiên cứu để có thể cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, những lĩnh vực then chốt, thuộc kinh tế xanh, được các nước giàu mạnh tập trung sức lực đầu tư là:

– Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, địa nhiệt, sóng biển...)

– Hiệu quả năng lượng

– Tiết kiệm năng lượng

– Giam giữ CO2 (séquestration du CO2)

– Nhiên liệu sinh học thế hệ 2 (có vấn đề nếu không có chiến lược đúng đắn)

Những ngành có triển vọng cao được các đại học hay trường lớn triển khai mạnh nhất là:

– Năng lượng (đặc biệt tái tạo)

– Viễn thông

– Công nghệ nano (cần phải thận trọng, vì có sự lạm dụng danh từ)

– Vật liệu

– Công nghệ sinh học

– Tin học và công nghệ số

Trong bối cảnh đó, tôi xin đề nghị bộ Giáo dục và đào tạo cùng bộ Khoa học và công nghệ nên triệt để khai thác tài năng của tất cả những sinh viên ở trong nước hay ở nước ngoài đang làm luận án tiến sĩ hoặc đang thực tập sau tiến sĩ.

Muốn có hiệu quả, cần phải thành lập một uỷ ban khoa học kỹ thuật gồm các giáo sư có bổn phận liên lạc, theo dõi các nghiên cứu sinh, để phổ biến, triển khai và áp dụng những thành tựu nghiên cứu của họ.

Các trường đại học hay trung học trong nước có thể mời một số sinh viên tiến sĩ ưu tú, trực tiếp hay gián tiếp, góp phần giảng dạy hay hướng dẫn.

Đại học và các trường lớn của nước ta thiếu giáo sư cũng như phòng thí nghiệm tân tiến với nghiên cứu viên ưu tú. Vì vậy trước tiên cần có kinh phí hết sức quan trọng dành cho việc tuyển chọn đội ngũ giảng dạy có trình độ quốc tế và thiết lập cấp tốc các viện và cơ sở nghiên cứu có chất lượng cao. Việc kết hợp chặt chẽ đào tạo nghiên cứu và doanh nghiệp cần được khuyến khích và phải có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng.

Tổ chức các trung tâm ươm tạo và triển khai trong các doanh nghiệp ở nước ta đang còn lu mờ, chưa có chiến lược. Các con số sau đây cho ta thấy tỷ lệ kinh phí dành cho đại học và nghiên cứu – triển khai (R-D) so với GDP (thống kê OCDE 2006) :

Ngày nay, các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu – triển khai ở ngoại quốc nhiều hơn là ở trong nước của họ (theo Global innovation 1000). 1.000 doanh nghiệp có ngân sách nghiên cứu – triển khai cao nhất thế giới đầu tư 55% kinh phí ở ngoại quốc.

Mỹ xuất khẩu R-D mạnh nhất, sau đó là Nhật và Thuỵ Sĩ. Đức cũng xuất khẩu R-D trái với Anh. Riêng Pháp thì giữ cân bằng. Trái lại Trung Quốc nhập cảng R-D nhiều nhất (25 tỉ đôla năm 2007) rồi đến Ấn Độ (13 tỉ đô la).

Vì điều kiện tài chính và chất lượng chưa cho phép, chúng ta nên tập trung sức lực vào việc tổ chức những cơ cấu, những cơ sở căn bản để đào tạo sinh viên tốt nghiệp với những kiến thức vững chắc trước khi ra phục vụ xã hội.

Chúng ta không nên mơ ước sớm đưa một hai đại học vào bản xếp hạng của đại học Giao thông Thượng Hải (Jiao Tong Shanghai). Những tiêu chuẩn của họ không thích hợp đối với nhiều nước, đặc biệt là đối với Âu châu. Vì vậy EU cũng có dự án đưa ra một bản sắp hạng vào năm 2010 để thu hút sinh viên ngoại quốc. Cũng như ở Pháp và nhiều nước khác trên thế giới, hệ thống giáo dục nói chung và đại học nói riêng của Việt Nam, cần được cải tổ cấp bách và sâu rộng với một chiến lược dài hạn. Nhà nước phải xem đó là ưu tiên số 1 thì may ra mới theo kịp đà tiến triển khoa học kỹ thuật hiện đại.

Thay vì bỏ ra hàng chục tỉ đô la để xây cất tám lò điện hạt nhân, tôi thiết tha đề nghị Chính phủ nên để dành số tiền ấy đầu tư vào các lĩnh vực then chốt có nhiều triển vọng như giáo dục, đào tạo, nghiên cứu...và những lĩnh vực có lợi thiết thực cho dân chúng như y tế, xã hội.

Từ nhiều năm nay, Nhà nước đã có tham vọng thu hút chuyên gia trí thức Việt kiều trở về xây dựng đất nước. Vì sao ta chưa đạt được kết quả như ý muốn?

Ngoài số chuyên gia đang hành nghề, số trí thức giàu kinh nghiệm đã nghỉ hưu hết sức đông.

Nước ta cần phải mạnh dạn đầu tư kinh phí lớn vào các cơ quan có trọng trách kêu gọi và thu hút nhân tài mà đừng bao giờ bận tâm đến lợi tức trước mắt.

Chúng ta đã nghiên cứu về các chính sách có hiệu quả của Trung Quốc và Ấn Độ, được hàng ngàn trí thức đáp lời kêu gọi mỗi năm. Chúng ta có thật sự quyết tâm vượt qua những trở ngại để thành công hay không? Chất xám tri thức hưu trí vô cùng quý báu đâu có thể ngồi đợi mãi tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc?

GS.TS Nguyễn Khắc Nhẫn
Nguyên cố vấn nha Kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris
Nguyên GS viện Kinh tế năng lượng và đại học Bách khoa Grenoble
(Tham luận tại hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần 1, 20 – 24.11.2009)

( Theo SGTT Online)

  • Thị trường nhiều giá - Doanh nghiệp bị hành thế nào?
  • Vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội
  • Cải cách thủ tục hành chính: Ai cũng muốn nghe!
  • Khắc phục hạn chế khi hội nhập kinh tế quốc tế
  • “Gam màu” sáng từ cuối quý I/2010
  • Năm 2020, thu nhập của người sản xuất lúa gạo cao gấp 2,5 lần
  • Nguy cơ "khát" điện do khô hạn
  • Quy hoạch phát triển điện năng: Còn nhiều bất cập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi