Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến năm 2020, cần đào tạo 2.400 kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân

Theo Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT)", đến năm 2020 dự kiến nước ta đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân; 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực NLNT.

Dự kiến năm 2020 nước ta đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân

Với kinh phí dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thông qua, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu chương trình phát triển điện hạt nhân, yêu cầu phát triển, ứng dụng an toàn, an ninh năng lượng NTNT trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

Chỉ tiêu tuyển sinh tối thiểu 250 sinh viên mỗi năm

Đề án đã đặt ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT. Trong thời gian đầu sẽ tập trung cho 5 trường ĐH: ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực và Trung tâm đào tạo hạt nhân tại Viện NLNT Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Đồng thời, đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT theo hướng tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện cơ chế chính sách... Đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào các ngành thuộc lĩnh vực này tại các trường ĐH trong toàn quốc đạt tối thiểu 250 sinh viên mỗi năm.

Đến năm 2020 đào tạo đủ nguồn nhân lực

Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần chừng 2.400 người có trình độ ĐH để phục vụ nhà máy điện hạt nhân mới.

Cũng theo Đề án, đến năm 2020, phải đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để phục vụ quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực NLNT đảm bảo khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, quản lý nhà máy điện hạt nhân, tiến tới từng bước nội địa hóa, tự chủ về công nghệ.

Đề án cũng chỉ rõ, năm 2020 về nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân, dự kiến đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân; 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân, trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo tại nước ngoài.

Với nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực NLNT, mỗi năm đào tạo 65 kỹ sư, cử nhân; 35 thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2020, đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Đồng thời, đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo. Cử 500 lượt các nhà quản lý, khoa học đi khảo sát, học tập kinh nghiệm và tham gia các khóa bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn tại các nước phát triển về NLNT.

Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực NLNT

Để thực hiện Đề án trên, Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT sẽ được thành lập do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Phó Trưởng Ban thường trực; đại điện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ là thành viên.

Thực tế rất thiếu nhân lực ngành hạt nhân

Tìm hiểu về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2008 cả nước có 505 cán bộ có trình độ đại học trở lên, tốt nghiệp các chuyên ngành hạt nhân khác nhau. 

Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ hạt nhân của nước ta đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn. Trong số 505 cán bộ này, chỉ có 62 tiến sĩ, độ tuổi trung bình là 50. Trong số 12 giáo sư, phó giáo sư ngành này thì có tới 4 người tuổi 60-62, số còn lại cũng ở độ tuổi 50-55.

Hiện Việt Nam cũng mới chỉ có 5 đại học tham gia đào tạo ngành và chuyên ngành về hạt nhân: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực. Nhưng số lượng giảng viên chỉ có 3 phó giáo sư, 9 tiến sĩ, 21 thạc sĩ, 15 kỹ sư, cử nhân.

Ngoài ra còn có Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng đào tạo trình độ tiến sĩ Vật lý hạt nhân, Viện Vật lý và Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Vật lý hạt nhân.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo chuyên ngành Vật lý hạt nhân, Vật lý kỹ thuật... còn nặng tính lý thuyết, ít thực hành, chưa cập nhật thường xuyên các kiến thức về khoa học và công nghệ hạt nhân trên thế giới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo chuyên ngành hạt nhân rất thiếu và lạc hậu.

Theo kế hoạch của Chính phủ, sau 10 năm tới nước ta sẽ có 2 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân khác. NLNT còn được sử dụng rất đa dạng trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, thăm dò khoáng sản và nhiều ngành kinh tế khác. Do vậy, nhân lực để đáp ứng phát triển ngành hạt nhân là rất thiếu. Hy vọng với Đề án trên, đến năm 2020 Việt Nam sẽ đủ nguồn nhân lực ngành hạt nhân cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng phát triển lĩnh vực NLNT.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ // Quyết định 1558/QĐ-TTg)

  • Chậm triển khai các dự án chống sạt lở: Dân lãnh đủ
  • Nâng tầm nhìn, hiểu thời cuộc để nhận diện đúng nguy cơ
  • Tăng tiêu chí thẩm tra dự án
  • Kinh tế đang hồi phục và tăng tốc
  • Tập đoàn nhà nước làm gì?
  • BMI dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6%
  • Các dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM: Cơ hội bỏ lỡ quá lâu
  • Kinh tế Việt Nam và các nước Châu Á vững vàng hơn so với dự báo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi