Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN nội đang uốn mình theo "bão"

Hiện đại hóa sản phẩm truyền thống là cách đi sáng tạo của “Trà xanh O độ”

Hiện đại hóa sản phẩm truyền thống là cách đi sáng tạo của “Trà xanh O độ”

Các tấm biển giảm giá không đủ sức giúp doanh nghiệp giải phóng hàng hóa. Thời nay, khách hàng thông minh hơn, và chỉ có chú trọng đến chất lượng mới là giải pháp tối ưu.

Lúc này, điều có thể dễ nhận thấy tại các trung tâm mua bán dù lớn hay nhỏ là những hình thức giảm giá, khuyến mại tràn ngập. Có những biển quảng cáo rất ấn tượng kiểu “Giảm giá cực sốc”; hay “Giảm ít đã sốc”... Thậm chí, một quảng cáo của S-Fone đang được phát rộng rãi trên truyền hình được nhiều người chú ý với cảnh hàng loạt người chỉ than được một câu “Trời ơi” rồi ngất xỉu cũng có căn nguyên từ mức giảm giá cước của mạng này... Dẫu rằng hiện nay việc giảm giá đã không chỉ còn mang tính thời điểm như mọi năm, người tiêu dùng cũng không vì thế mà dễ dàng quyết định bỏ tiền ra mua. Tương tự, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn nhập khẩu hàng của Việt Nam cũng đều có những suy xét kỹ càng hơn.

Không ngại khó, chẳng ngại chi

Chỉ là một doanh nghiệp sản xuất bình phun thuốc trừ sâu nhưng ông Hoàng Quốc Trường - Giám đốc công ty Việt Trường đã đích thân đi về các địa phương - xuống tận ruộng của khách hàng để tiếp thị sản phẩm của mình, việc mà ngày xưa ông “khoán” thẳng cho đội quân tiếp thị. “Địa phương thấy mình thì họ tự nhiên có thêm lòng tin với sản phẩm. Mình cũng có thêm thông tin để điều chỉnh sản xuất”, ông Trường chia sẻ.

Các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với tình thế khó khăn để tìm được giải pháp cho mình

Càng lúc khó khăn, doanh nghiệp lại càng cần phải tiêu tiền một cách hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang sẵn sàng chi tiền cho các hoạt động quảng bá, tiếp cận khách hàng, thậm chí là mức chi còn tăng gấp đôi năm ngoái. Chẳng hạn như, Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Long Việt (Bình Dương) đã quyết định dành hẳn 1 tỷ đồng cho xúc tiến thương mại trong năm tài khóa này. Không mất nhiều thời gian, hiệu quả đã thấy rõ. Hiện đã có gần 50 đại lý, doanh nghiệp làm đồ gỗ trong và ngoài nước trở thành đối tác của công ty.

Cũng chịu tác động không nhỏ từ việc sụt giảm các đơn hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ ở các thị trường truyền thống, Công ty TNHH Sao Nam (Bình Dương) chọn cách mạnh tay chi tiền để mở ra các thị trường mới. Theo giám đốc Đỗ Thị Kim Loan, nâng cấp trang web chưa đủ, công ty còn phải đẩy mạnh việc tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để tiến gần hơn tới khách hàng. Dù biết thị trường Mỹ đầy khó khăn nhưng công ty sẵn sàng bỏ khoản kinh phí không nhỏ để tham gia một hội chợ quốc tế đồ gỗ tại nước này vào tháng 6 tới. Từ những nỗ lực trên mà Sao Nam đã ký được hợp đồng với tổng trị giá 600.000 đô la Mỹ với 3 đối tác hoàn toàn mới mẻ đến từ Đan Mạch, Na Uy và Đức.

Điều đáng mừng là các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với tình thế khó khăn để tìm được giải pháp cho mình bằng con đường đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM cho biết. Tuy nhiên, ông Mạnh cũng kiến nghị, đa số các doanh nghiệp sản xuất gỗ đều thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp khó khăn trong việc chi các khoản kinh phí xúc tiến thương mại. Vậy nên, các cơ quan xúc tiến nên xem xét hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp từ các nguồn xúc tiến xuất khẩu và bán hàng nội địa, cũng như cung cấp thông tin hay tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường mới...

Chất lượng làm trọng

Có thể nói không ngoa rằng, lúc này, chất lượng sản phẩm có vai trò tối quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thể “choáng” vì mức giá cực thấp, nhưng liền sau đó, luôn cân nhắc đến chất lượng rồi mới mở hầu bao.

Không mấy người biết chủ của các nhãn hàng Trà xanh 0 độ, trà thảo dược DR Thanh... lại chính là ông chủ của hãng bia Laser ngày nào. Sau thất bại với nhãn bia Laser, doanh nghiệp đã chuyển hướng sang sản xuất các đồ uống thiết yếu, có tác dụng tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng, thông qua việc hiện đại hóa các sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Cứ nhìn mật độ các quảng cáo Trà xanh 0 độ, trà DR Thanh thanh lọc cơ thể... trên các phương tiện truyền thông thì đủ thấy, doanh nghiệp này đã mạnh tay chi tiền đến đâu. Nhưng quan trọng hơn chính là bước thay đổi cơ bản trong chiến lược kinh doanh của công ty. Hiệu quả thế nào thì chưa biết, nhưng chắc rằng, những sản phẩm chuyên biệt này có phần định hướng tiêu dùng và bổ sung thêm sự lựa chọn cho thượng đế thay vì để các đại gia Coca Cola hay Pepsi thôn tính thị trường...

Trở lại với các doanh nghiệp sản xuất gỗ, một lưu ý hiện nay là xu hướng cạnh tranh với hàng cùng chủng loại từ Trung Quốc. Một luật sư Mỹ đã lưu ý rằng, không nên đi theo con đường của đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, tức là chỉ chú trọng giá rẻ, mà doanh nghiệp Việt Nam nên phải tính đến yếu tố chất lượng và cần sớm có những bước chuẩn bị về xuất xứ hàng hóa cho phù hợp với những chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ. Chia sẻ điều này, ông Nguyễn Bá Tuấn - Giám đốc Công ty thủ công mỹ nghệ gỗ Liên Minh cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng ưu thế về chất lượng để phát triển thị trường. Chất lượng cũng cần phải được chăm chút thì mới thuyết phục được các khách hàng.

Có phần bất ngờ vì các thượng đế “chân đất” của mình, ông Hoàng Quốc Trường - Giám đốc công ty Việt Trường cho rằng, nếu cứ nghĩ sản xuất cho bà con nông dân thì thế nào cũng được, miễn giá rẻ là ổn thì nhầm to. Giờ đây, bà con đã có nhiều thông tin để lựa chọn hơn và cũng yêu cầu cao hơn về các chế độ hậu mãi. “Ăn chắc mặc bền vẫn là ưu tiên số một của bà con”, ông Trường kết luận.

Còn ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo nhìn nhận, giá trị thương hiệu của mỗi doanh nghiệp phải được xây dựng và mang tính ổn định lâu dài, hướng về khách hàng và chính khách hàng là người cuối cùng đánh giá giá trị thương hiệu.

Quả thế, trong mọi hoàn cảnh, những doanh nghiệp chú trọng đến yếu tố chất lượng, rõ ràng sẽ chiếm lợi thế vượt trội trong việc giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh.

(Theo Thảo Nhi - Báo Doanh nhân)

  • Kinh tế quý I: Khó khăn nhưng có dấu hiệu tích cực
  • Kinh tế biển sớm trở thành chủ lực, tạo sức bật thúc đẩy phát triển
  • Bức tranh kinh tế quý I/2009: Chưa thoát khỏi xu thế chung
  • Bổ sung một số biện pháp tập trung duy trì và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế
  • WB dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam
  • Diễn biến mới của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam
  • Tận dụng cơ hội, tăng sức mạnh cho nền kinh tế
  • Quản lý kinh tế vĩ mô vì sự tăng trưởng bền vững: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi