Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế quý I: Khó khăn nhưng có dấu hiệu tích cực

Ngành thép gặp khá nhiều khó khăn trong thời kỳ suy giảm kinh tế

Do chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I của nước ta tăng trưởng thấp. Xuất khẩu giảm mạnh, đầu tư sản xuất - kinh doanh đều bị giảm sút, hầu hết các chỉ tiêu trong quý I đều đạt thấp so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, với quyết tâm, nỗ lực của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành, của toàn dân, tình hình kinh tế đã bắt đầu có chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

GDP quý I đạt 3,1%


Theo báo cáo nhanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào chiều 31-3, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I đạt 3,1%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước là 7,49%. Trong đó, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4% (cùng kỳ tăng 3%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,5% (cùng kỳ tăng 8%), dịch vụ tăng 5,4% (cùng kỳ tăng 8,3%). Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3-2009 ước đạt 53,2 ngàn tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ (so với tháng 2 tăng 2,6%). Tính chung giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 152,9 ngàn tỷ đồng, chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2008 (cùng kỳ tăng 16,3%), trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,9%.

Tuy nhiên, xét theo diễn biến các tháng: tháng 1 giá trị sản xuất công nghiệp giảm tới 4,7% so với tháng 12-2008, tháng 2 tăng 8,4% so với tháng 1 và tháng 3 tiếp tục tăng 2,6% so với tháng 2. Động thái này là kết quả tích cực của việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất và kích cầu.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản quý I ước đạt 44,6 ngàn tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp giảm 0,1%, lâm nghiệp tăng 2,5%, thủy sản tăng 3,9%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thấp, chủ yếu do mất mùa vụ đông ở phía Bắc và sản lượng lúa vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn năm trước do điều chỉnh giống lúa mới có chất lượng cao nhưng năng suất thấp hơn giống lúa vụ trước. Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp phát triển khá thuận lợi, giá vật tư, phân bón đã giảm xuống, giá xuất khẩu lương thực, nông sản trên thị trường thế giới đang có chiều hướng tăng cùng với nhu cầu của thị trường cao hơn năm trước tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Xuất, nhập khẩu đều giảm

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 6,5% so với tháng 2-2009, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 1,5 tỷ USD. Còn tính trong quý I, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 4,47 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2008. Đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm 2008. Bên cạnh các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao như: sắn tăng 2,2 lần, gạo tăng hơn 1,7 lần về giá trị và lượng; hạt tiêu tăng 64,5% về lượng và tăng 15,5% về giá trị; chè tăng 10,5%... Xuất siêu quý I-2009 gần 1,65 tỷ USD, bằng 12,2% kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng 2. Tính chung quý I, kim ngạch nhập khẩu đạt 11,83 tỷ USD, giảm 45% so với cùng kỳ 2008. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,33 tỷ USD, giảm 32,4%, khu vực doanh nghiệp trong nước giảm 20,1%.

Giá cả ổn định

Trong quý I, giá cả tương đối ổn định và dao động ở mức thấp. So với tháng trước chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 0,32%, tháng 2 tăng 1,17%, tháng 3 giảm 0,17%. So với tháng 12-2008 chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 1,32% (cùng kỳ năm trước tăng 9,19%). Trừ phương tiện đi lại và bưu điện giảm 4,09%, các nhóm hàng khác đều tăng từ 1,1 - 4,25%, trong đó nhóm hàng có mức tăng cao nhất là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 4,25%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,06%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2,68%; may mặc, giày dép và mũ nón tăng 2,1%... Chỉ số giá vàng tháng 3 cũng tăng 5,44% so với tháng 2 và tăng 15,55% so với tháng 12-2008; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,19% so với tháng 2 và tăng 2,6% so với tháng 12-2008.

Nhìn chung, tình hình kinh tế mặc dù đang rất khó khăn, nhưng bắt đầu có chuyển biến theo chiều hướng tích cực khá rõ nét trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tình hình chính trị xã hội tiếp tục được ổn định. Những khó khăn tạm thời của sản xuất, việc làm và đời sống nhân dân đang được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý II và 6 tháng cuối năm 2009.

 

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 992,2 ngàn lượt khách, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó lượng khách du lịch quốc tế từ một số nước có thu nhập cao đến Việt Nam tăng khá so với cùng kỳ: Hoa Kỳ tăng 17,2%; Canada tăng 11,1%; Úc tăng 4,8%... Tuy nhiên, khách du lịch một số nước thường xuyên đến Việt Nam lại giảm khá mạnh, như: Trung Quốc giảm 23,6%, Thái Lan giảm 30,8%, Hàn Quốc giảm 25,7%, Nhật Bản giảm 11,7%, Malaysia giảm 8,7%, Đài Loan giảm 11,6%...

Quý I-2009, cả nước có 93 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD, giảm 72% về số dự án và giảm 70% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008. Có 34 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD, giảm 69% về số dự án, nhưng tăng 34% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn đạt hơn 6 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đầu tư FDI thực hiện đạt 1,44 tỷ USD, giảm 14% so với quý I-2008.

 

( Theo báo điện tử Bình Dương)

  • Kinh tế biển sớm trở thành chủ lực, tạo sức bật thúc đẩy phát triển
  • Bức tranh kinh tế quý I/2009: Chưa thoát khỏi xu thế chung
  • Bổ sung một số biện pháp tập trung duy trì và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế
  • WB dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam
  • Diễn biến mới của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam
  • Tận dụng cơ hội, tăng sức mạnh cho nền kinh tế
  • Quản lý kinh tế vĩ mô vì sự tăng trưởng bền vững: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
  • Giá tiêu dùng: Khúc dạo đầu của xu thế mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi