Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đưa TMĐT vào hoạt động sản xuất và kinh doanh

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu có 70% doanh nghiệp lớn, 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tham gia các trang web thương mại điện tử (TMĐT) để mua bán hàng hóa, dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đây là một trong những mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073/QĐ-TTg vào tháng trước.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là TMĐT được sử dụng phổ biến trong nước , góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đẩy mạnh B2B, B2C

Kế hoạch cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được vào năm 2015 như: tất cả các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong đó, 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử (e-mail) trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Đến năm 2015, 80% doanh nghiệp lớn có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm. Con số này ở doanh nghiệp nhỏ và vừa là 45%.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu hình thành dần các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), trong đó, 70% các trung tâm thương mại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.

Vào năm 2015, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử.

Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công

Theo kế hoạch trên, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng các cam kết quốc tế về thương mại không giấy tờ trong các lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, đăng ký kinh doanh...

Ngoài ra, các cơ quan chức năng sẽ cung cấp thông tin về các dự án sử dụng vốn nhà nước, thông tin về đấu thầu trong mua sắm chính phủ và từng bước tiến hành đấu thầu mua sắm chính phủ trực tuyến theo một lộ trình từ nay đến năm 2015. Cụ thể, trước năm 2012, tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương cung cấp thông tin về các dự án sử dụng vốn nhà nước, thông tin về đấu thầu mua sắm chính phủ lên trang thông tin điện tử của mình hoặc của cơ quan chức năng. Đến hết năm 2015, tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đầu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước phải công khai và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các thông tin liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc kết nối trực tuyến các cơ sở dữ liệu liên quan tới doanh nghiệp giữa các bộ ngành trước năm 2015.

(Theo Sơn Nguyên // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Có “vùng cấm” trong giám sát các tập đoàn?
  • Giải pháp mới góp phần bình ổn giá sữa
  • Sự thật sau cái bẫy!
  • Bỏ HĐND quận, huyện, phường: Lo “khoảng trống” dân chủ?
  • Kinh tế Việt Nam như con hổ tiến về phía trước!
  • Điểm tựa của doanh nghiệp
  • Vì sao chưa có kẻ ở, người đi?
  • Nâng cao chất lượng lao động để thúc đẩy tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi