Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam như con hổ tiến về phía trước!

 

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank - Singapore) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng tài trợ khoản tín dụng trị giá 40 triệu USD cho Công ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch II.

Nhân dịp này, ông Thng Tien Tat, Giám đốc khu vực Việt Nam (VN) của UOB, đã dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện về kinh tế VN.

* Ông có nhận xét gì về những chuyển biến của nền kinh tế VN?

- Tôi biết, từ năm 1995, thời điểm mà UOB bắt đầu hiện diện tại VN, VN đã trải qua hai sự kiện lớn: bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và gia nhập khối ASEAN. Kể từ đó, cả thế và lực của VN trên trường quốc tế ngày càng vững chắc nhờ những sách lược điều hành linh động, nhạy bén và cả quyết tâm của Chính phủ qua các thời kỳ cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.

Hiện nay, các tập đoàn đa quốc gia trên khắp thế giới đều xem VN như một địa chỉ đầu tư đáng tin cậy và nhiều tiềm năng với những yếu tố thuận lợi như chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, tốc độ tăng GDP hằng năm thuộc loại cao trên thế giới cùng một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 83 triệu dân... Tóm lại, nền kinh tế VN như một con hổ đang trong tư thế băng băng tiến về phía trước, bất chấp những khó khăn, thách thức từ các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới năm 1997 và 2007. Trong đó, lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang phát triển rất năng động.

* Ông có ý kiến gì về lĩnh vực ngân hàng ở VN hiện nay?

- Lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở VN hiện nay khá sôi động do nền kinh tế đang cần vốn để đầu tư và nhu cầu tiêu dùng trong người dân không ngừng gia tăng hằng năm. Tuy nhiên, VN vẫn còn thiếu những ngân hàng đầu tư có tiềm lực về vốn và kinh nghiệm để làm “bà đỡ” cho việc hỗ trợ các công ty lớn hoặc các ngân hàng nhằm huy động vốn từ thị trường tài chính ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng cho các dự án như nhà máy điện và cơ sở hạ tầng, nơi cần số lượng vốn khổng lồ. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống có thể không đủ khả năng để hỗ trợ các dự án này.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã cho ngành ngân hàng những bài học giá trị. Sự ổn định của tiền tệ và tính thanh khoản là những vấn đề then chốt cho sự phát triển bền vững. Quản lý tốt tài sản nợ, bao gồm cả các khoản tiền gửi huy động và dịch vụ quản lý nguồn vốn cho khách hàng sẽ là yếu tố then chốt cho sự thành công của các ngân hàng ở VN.

* Ông có chia sẻ gì về các hoạt động của UOB tại VN ?

 - UOB là ngân hàng hàng đầu tại Singapore với mạng lưới gồm hơn 500 văn phòng tại 19 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Tại VN, với sản phẩm và dịch vụ đa dạng, UOB có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu về tài chính trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đặc biệt, UOB cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tham gia hệ thống Thẻ ngân hàng VN (VNBC) - một hệ thống nội địa cho phép chúng tôi sử dụng khoảng 1.500 máy ATM trên toàn lãnh thổ VN một khi ngân hàng phát hành thẻ ATM. Đây là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của UOB tại VN.

Bên cạnh đó, UOB đã thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên VN bằng cách cho vay không lãi suất. Đến nay, chúng tôi đã cho 69 sinh viên được vay và chuẩn bị phê duyệt thêm 150 hồ sơ xin vay trong năm nay. Chương trình dự kiến sẽ giải ngân khoảng 300.000 USD trong 3 năm để hỗ trợ khoảng 700 sinh viên.

Theo hướng đó, UOB hy vọng có thể đem dịch vụ của ngân hàng đến gần khách hàng của mình hơn.

Minh Khang
(thực hiện)// Theo Thanh Niên

  • Điểm tựa của doanh nghiệp
  • Vì sao chưa có kẻ ở, người đi?
  • Nâng cao chất lượng lao động để thúc đẩy tăng trưởng
  • Đến năm 2020, cần đào tạo 2.400 kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân
  • Chậm triển khai các dự án chống sạt lở: Dân lãnh đủ
  • Nâng tầm nhìn, hiểu thời cuộc để nhận diện đúng nguy cơ
  • Tăng tiêu chí thẩm tra dự án
  • Kinh tế đang hồi phục và tăng tốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi