Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp mới góp phần bình ổn giá sữa

Trong nỗ lực thiết lập lại trật tự trong việc quản lý giá sữa, Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý giá sẽ phối hợp quản lý các số liệu tổng hợp về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu, góp phần bình ổn giá sữa.

Các chuyên gia của Cục Quản lý cạnh tranh đều thừa nhận công tác quản lý giá hết sức phức tạp - Ảnh minh họa

Trong thời gian dài vừa qua, dư luận rất bức xúc trước những bất hợp lý về giá sữa trên thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh sữa thường có lý do “chính đáng” để tăng giá sữa còn cơ quan chức năng  thì vẫn loay hoay chưa tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu.

Giá sữa tăng chủ yếu do doanh nghiệp quá mạnh tay cho ... quảng cáo

Lý do thường được các doanh nghiệp đưa ra để tăng giá là tỷ giá USD/VND và giá nguyên liệu "đầu vào" tăng. Vậy các cơ quan chức năng nói gì?

Theo phân tích của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, trong thời gian gần đây, sự thay đổi của tỷ giá chỉ có tác động nhỏ và giá nguyên liệu đầu vào của ngành sữa không thay đổi nhiều. Có thể hiểu, các doanh nghiệp tăng giá theo kiểu “đến hẹn” và cũng không loại trừ khả năng tranh thủ tăng giá trước khi bị quản lý giá theo quy định mới.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp kinh doanh đã quá mạnh tay chi cho các khoản như: lương, quản lý, khuyến mãi, tiếp thị, hoa hồng... Đặc biệt, chi phí quảng cáo chiếm tới 30% . Thanh tra Bộ Tài chính đã có kết luận chính thức về điều này sau khi kiểm tra về giá và thuế tại một số doanh nghiệp sữa cuối năm 2009 vừa qua.    Từ thực tế kiểm tra nêu trên, văn bản do Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Nguyễn Kim Liên ký gửi cấp trên đã khẳng định, nếu tiết giảm được các chi phí, nhất là quảng cáo, tiếp thị hợp đồng, đồng thời cùng với nhà phân phối quản lý giá bán sữa đến tay người tiêu dùng thì cơ bản các doanh nghiệp có thể giảm giá bán các sản phẩm sữa nhập khẩu.

Trên thực tế, hiện thị trường Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sữa với hàng ngàn chủng loại sữa, nên tính phức tạp về giá là dễ hiểu. Các chuyên gia của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tại nhiều hội thảo liên quan tới giá sữa đã phải thừa nhận thực tế này khiến công tác quản lý giá hết sức phức tạp.

Chẳng hạn, việc tính toán cơ cấu giá thành của các sản phẩm do các doanh nghiệp nhập khẩu là rất khác nhau do nguồn nguyên liệu, giá nhân công, quy mô sản xuất, hệ thống phân phối bán hàng... khác nhau.

Đã có những nghi ngờ liên quan tới sự gian lận của doanh nghiệp phân phối mặt hàng sữa trên thị trường, thể hiện qua sự chênh lệch giá niêm yết và giá nhập khẩu quá lớn. Giả sử doanh nghiệp không giảm giá nhập khẩu để trốn thuế, thì khoảng cách giữa giá nhập khẩu và giá bán trên thực tế quá lớn sẽ gây nghi ngờ cho các cơ quan quản lý.

Đánh giá về đợt tăng giá vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua của các hãng sữa trên thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong đợt này chỉ có 3 hãng sữa tăng giá bán, đây là những doanh nghiệp đã không tăng giá trong các đợt trước đây. Tuy nhiên, lý do tăng giá không thỏa đáng và thời điểm tăng giá khá nhạy cảm.

Cần sớm "chặn" những kẽ hở pháp lý

Trước bức xúc của dư luận xã hội về giá sữa, Bộ Tài chính cũng thừa nhận, quy định hiện hành về quản lý giá sữa còn nhiều kẽ hở giúp doanh nghiệp "lách" luật, tăng giá.

Điển hình, tại Thông tư 104/TT-BTC của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa có quy định, trong vòng 15 ngày, nếu doanh nghiệp tăng giá sữa 20% trở lên, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Quy định tưởng rõ ràng nhưng nếu doanh nghiệp chỉ điều chỉnh giá mỗi lần 5-10% thì đương nhiên sẽ nằm ngoài vòng kiểm soát.

Thêm vào đó, theo quy định, các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký giá với các loại sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và chỉ các doanh nghiệp có 50% vốn sở hữu nhà nước mới phải đăng ký giá... cũng là những kẽ hở pháp lý cần sớm được sửa đổi.

Biện pháp quản lý cho tới thời điểm này chỉ có thể tập trung vào khâu nhập khẩu và phân phối trên thị trường của doanh nghiệp. Nhưng để làm được điều này lại không dễ với bất kỳ một sản phẩm nào, chứ không riêng gì mặt hàng sữa.

Trong nỗ lực thiết lập lại trật tự trong việc quản lý giá sữa, mới đây,  Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý giá sẽ phối hợp quản lý các số liệu tổng hợp về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu, góp phần bình ổn giá sữa. Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp số lượng và giá của 4 loại nguyên liệu sữa, chi tiết hoá số liệu về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu của một số doanh nghiệp và thương hiệu sữa bột ngoại nhập mà trước mắt là sẽ cung cấp ngay số liệu để Cục Quản lý giá tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ về đợt tăng giá sữa trong tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Sự thật sau cái bẫy!
  • Bỏ HĐND quận, huyện, phường: Lo “khoảng trống” dân chủ?
  • Kinh tế Việt Nam như con hổ tiến về phía trước!
  • Điểm tựa của doanh nghiệp
  • Vì sao chưa có kẻ ở, người đi?
  • Nâng cao chất lượng lao động để thúc đẩy tăng trưởng
  • Đến năm 2020, cần đào tạo 2.400 kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân
  • Chậm triển khai các dự án chống sạt lở: Dân lãnh đủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi