Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia tăng cơ hội cho gạo Việt nam

Giá lúa mỳ đã tăng cao lên mức kỷ lục từ năm 2008 trước những căng thẳng tiếp tục gia tăng tại Trung Đông và Bắc Phi, khiến các quốc gia này đã ký nhiều hợp đồng nhập khẩu lúa mỳ trong những ngày qua.

Bên cạnh đó tình trạng hạn hán ở Trung quốc cũng đe dọa mùa màng năm nay. Trung quốc đã phải tung ra 10 biện pháp để hỗ trợ người dân gia tăng trồng lúa mỳ để tránh tình trạng thiếu hụt, trong đó đáng chú ý là biện pháp đặt mức giá sàn thu mua ngay từ những ngày đầu năm.


Giá ngô cũng đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm qua sau khi Bộ nông nghiệp Mỹ báo cáo rằng hàng tồn kho đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2006. Chúng ta đã được chứng kiến mức tăng giá gần 100% của giá mặt hàng này trong vòng một năm qua khi sức cầu đã đáp ứng với mức cung ngày càng giảm đi. Thời tiết khô do lanina ở Argentina và tình trạng mất mùa trên thế giới đã làm giảm cung của hàng hóa này. Mặc dù diện tích được trồng vẫn đang ở mức gần kỷ lục. nhưng sự tiêu dùng Ngô đã gia tăng 10% trong vòng 5 năm qua lên mức cao mới.


Lúa mỳ và Ngô là những ví dụ cho sự tăng giá của thực phẩm trên thế giới. Giá các mặt hàng khác như đậu nành, gạo, kacao cũng đều tăng trong vòng 18 tháng qua cùng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ sau đây từ công ty Potash chỉ ra rằng sản lượng ngũ cốc toàn cầu (ngô, lúa mỳ, gạo, đậu nành, …) đã không đáp ứng được mức tiêu dùng trong vòng 11 năm qua. Mặc dù sản lượng sản xuất ra tăng qua các năm đến năm 2009. Nhưng sang tới năm 2010 do tình trạng hạn hán khắc nhiệt ở Nga đã làm giảm sản lượng của nước này giảm 38% và 13% ở nước láng giềng Ukraine.


Những yếu tố cơ bản cung và cầu đã phản ánh tác động của dân số ngày càng gia tăng và sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia mới nổi. Biểu đồ sau đây thể hiện mức độ tiêu thụ ngũ cốc khi GDP/đầu người gia tăng theo bushel (đơn vị giạ: đơn vị đo lường quốc tế).


Chính sự giàu có gia tăng đã khiến cho con người ngày càng tiêu dùng nhiều thịt hơn. Để đáp ứng nhu cầu protein nhiều hơn trong bữa ăn. Cần nhiều gà, bò, … hơn và như vậy cần nhiều thức ăn cho vật nuôi, điều này tiếp tục đẩy nhu cầu tăng cao. Như bạn có thể thấy trên biểu đồ rằng Trung quốc và Ấn Độ mới trong thời kỳ đầu của sự gia tăng tiêu dùng lương thực.

Chính vì vậy chúng tôi thấy những yếu tố cơ bản cho ngành nông nghiệp nói chung và giá gạo việt nam tiếp tục tăng là vẫn còn nguyên vẹn. Sự gia tăng mất cân đối cung cầu lương thực trên toàn cầu; Sự nhập khẩu mạnh lương thực của nhiều quốc gia nhằm kìm giá lạm phát đang tăng cao; Thời tiết tác động xấu tới mùa vụ nhiều quốc gia trên thế giới; Sự căng thẳng địa chính trị, và tình trạng xuất khẩu lạm phát của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới vẫn tiếp diễn trong năm 2011.

Công ty cổ phần Tư vấn & Đầu tư VFP

 

(vfp)

  • Các tập đoàn đã góp phần đưa đất nước thoát suy thoái
  • Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế
  • Việt Nam: Lạm phát gia tăng
  • CPI tháng 2 có thể tăng 1,8-2%?
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Thử "Gia Cát Dự" giá cả năm 2011
  • Kinh tế Việt Nam: Ẩn số năm 2011
  • Hiến kế cho gạo Việt Nam
  • Cách nào Việt Nam thành nước có thu nhập cao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi