Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội 2015: Thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng

 
Hà Nội dự kiến diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người vào năm 2015 là 8,5m2.

Một thành phố trên 7 triệu dân với thu nhập bình quân trên 70 triệu đồng/ người/ năm, ít sông suối, ao hồ và ít cả…rác hơn hiện nay.

Đó là “bức vẽ” về Thủ đô năm 2015 tại báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Chiều 7/10, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thảo luận về kế hoạch này.

2010: GDP bình quân/ người đạt 35 triệu đồng

Với GDP năm 2009 ước đạt 6% và 2010 ước đạt 8%, tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2006 -2010 của Hà Nội ước chỉ đạt 9,85%, thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch 11 – 12%/ năm.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân cũng không đạt 27 -27,5 như kế hoạch với 21,5% là con số có thể đạt được.

Một số chỉ tiêu ước sẽ về đích trước hoặc đúng hạn là GDP bình quân/ người cuối năm 2010 ước đạt 35 triệu đồng; diện tích nhà đô thị bình quân đầu người năm 2010 là 8m2; cung cấp nước đảm bảo vệ sinh cho trên 95% dân số đô thị, 85% dân số nông thôn…

Một trong những hạn chế yếu kém của giai đoạn 5 năm qua được bản báo cáo nêu ra là huy động các nguồn lực đất đai, vốn đầu tư…chưa đạt hiệu quả cao. Tồn tại tình trạng đất để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí, hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công chưa cao.

Mỗi năm 200 ngàn lao động có thể mất việc

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 9,0 – 9,5%/ năm; GDP bình quân đầu người 72 – 75 triệu đồng; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 15 -17%/ năm; diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người vào năm 2015 là 8,5m2; tỷ lệ rác thải được thu gom trong ngày tại nội thành: 100%, tại ngoại thành : 80%.

Để đảm bảo mức tăng trưởng GDP như kế hoạch, tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm cần huy động khoảng 1.175 – 1.230 nghìn tỷ đồng.

Thành phố dự kiến, cơ cấu sử dụng đất của Hà Nội tiếp tục có những thay đổi theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp. Đến năm 2015 ước tính diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội sẽ giảm 25ha so với 2010, còn 138.000ha, chiếm 41% diện tích đất tự nhiên.

Năm 2015, quy mô dân số của Hà Nội khoảng 7,2 – 7,5 triệu người, trong đó có 4,8 triệu người trong độ tuổi lao động. Dự báo trong 5 năm từ 2011 – 2015, bình quân hàng năm Hà Nội có khoảng 200 – 220 nghìn lao động mất việc làm hoặc thiếu việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Và một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ đô xác định là "Phát triển mạnh kinh tế tri thức, đi đầu trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo có uy tín trong vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Á".

(Theo Nguyễn Lê // VnEconomy)

  • Chậm cải cách thủ tục hành chính: Lãng phí 30% chi phí xã hội?
  • Đề án phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn: Chưa thực sự đi vào cuộc sống
  • Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn khu vực
  • Kinh tế Việt Nam: Khập khiễng thị trường và chiến lược
  • VN đứng đầu về triển vọng tăng trưởng giao thương
  • Thuế nhà, đất: Thu không đủ bù… chi?
  • Biện pháp kích thích kinh tế: tìm biện pháp mới
  • Kinh tế 2009 và những “yếu tố tiềm ẩn bất ổn”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi