Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN đứng đầu về triển vọng tăng trưởng giao thương

 
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam tin tưởng lạc quan vào sự hồi phục của kinh tế toàn cầu. (Ảnh: nguồn Internet)

Theo kết quả khảo sát mới nhất về chỉ số tin cậy thương mại của Ngân hàng Hongkong-Thượng Hải (HSBC), Việt Nam đứng đầu trong các thị trường được khảo sát về triển vọng tăng trưởng khối lượng giao thương.

Cuộc khảo sát này được tiến hành tại 12 thị trường, bao gồm những nền kinh tế then chốt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Brazil, Anh và Mỹ. Hơn 3.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra các dự đoán trong 3 tháng tới. Kết quả cho thấy cái nhìn tích cực về triển vọng thương mại của các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế mới nổi cũng như các nền kinh tế phát triển.

Riêng đối với Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn duy trì mức độ lạc quan về triển vọng thương mại với 110 điểm (tăng 2 điểm so với khảo sát ở quý II/2009) và dẫn đầu các quốc gia về dự đoán tăng trưởng khối lượng thương mại khi hầu hết các doanh nghiệp (65%) tin rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng.

Sự lạc quan của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam được tiếp tục với 63% các doanh nghiệp (so với 42% của khảo sát quý II) tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trong 3 tháng tới.

Cùng với sự lạc quan về triển vọng thương mại, Việt Nam có tỷ lệ cao nhất (65%) các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nhu cầu tài trợ thương mại của họ sẽ tăng trong 3 tháng tới. Nhiều doanh nghiệp dự định dùng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tài trợ thương mại hơn.

Cuộc khảo sát cũng phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của các doanh nghiệp Việt Nam đối với sự biến động tỷ giá ngoại hối. Trong đó, 81% số doanh nghiệp đánh giá sự dao động của tỷ giá hối đoái là rào cản chính đối với sự phát triển thương mại. Chi phí cho các dịch vụ thiết yếu như vận chuyển, giao nhận, lưu kho là những rào cản lớn thứ hai cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (48%), tiếp theo sau là những quy định thương mại của Chính phủ (34%).../.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Thuế nhà, đất: Thu không đủ bù… chi?
  • Biện pháp kích thích kinh tế: tìm biện pháp mới
  • Kinh tế 2009 và những “yếu tố tiềm ẩn bất ổn”
  • Bốn nhà thành hai, mạnh ai nấy làm ?
  • Nhà đầu tư khuyên Việt Nam nâng cao năng lực quản trị
  • DN CNTT Việt Nam: Nhiều nhưng chưa mạnh
  • GDP năm 2009 có thể tăng từ 5 - 5,2%
  • Việt Nam kêu gọi đối phó với khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi