Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vừa là kinh tế, vừa là đạo lý

Là một nước chỉ vừa bước chân vào hàng ngũ những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp (trên 1.000 đô la Mỹ), Việt Nam lại là nước có thể nói không thiếu bất cứ mặt hàng tiêu dùng cao cấp nào có trên thị trường thế giới, từ xe hơi tới điện thoại di động, từ mỹ phẩm tới rượu bia, thực phẩm.

Chỉ tính riêng mặt hàng xe hơi, dù kinh tế khó khăn kéo dài từ 2008, dù dự trữ ngoại tệ quốc gia ngày càng mỏng, chỉ trong hai tháng đầu năm nay, theo Tổng cục Thống kê, đã có hơn 10.000 xe hơi các loại, với tất cả những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới, nhập khẩu vào Việt Nam. Giả định xe hơi nhập khẩu cả năm với khối lượng đều đặn như vậy thì chỉ riêng mặt hàng này sẽ ngốn hết khoảng 1,5 tỉ đô la. Trong khi đó, nhập siêu năm 2010 của Việt Nam là trên 12 tỉ đô la.

Ai cũng biết, một mặt thu nhập quốc gia của Việt Nam chủ yếu đến từ khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ (xuất khẩu dầu, khoáng sản thô, nông thủy sản thô... và gia công xuất khẩu) và từ vay nợ để đầu tư; mặt khác mức thu nhập bình quân tính theo kiểu lấy tổng thu nhập quốc gia chia đều cho đầu người, không phản ánh được sự phân hóa, bất công trong phân phối lợi tức xã hội.

Tiêu dùng các sản phẩm cao cấp chỉ là một nhóm nhỏ người giàu (chính đáng có, bất minh có) và người có chức quyền trong khi đa số người dân, nhất là ở nông thôn, vẫn còn nghèo, thậm chí nhiều hộ rất nghèo. Có cần phải nhắc lại bi kịch của những phụ nữ nghèo qua Thái Lan đẻ thuê với hy vọng kiếm được mấy ngàn đô la Mỹ để đổi đời?

Cơn sốt (đã có thể gọi như vậy?), hay ít nhất là tâm lý chạy đua tiêu xài các sản phẩm cao cấp ngoại nhập của một bộ phận nhỏ dân cư một mặt gây căng thẳng cán cân thanh toán quốc gia do tiêu hoang những đồng ngoại tệ kiếm được một cách khó khăn, gây áp lực lên tỷ giá qua đó gián tiếp tác động tới ổn định kinh tế quốc gia, mặt khác gây bất công đối với bộ phận lớn dân cư còn lại vốn đang phải thắt lưng buộc bụng chống chọi với lạm phát.

Nguồn ngoại tệ của quốc gia lẽ ra phải được chắt chiu nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ của nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thì đã được chi xài hoang phí cho những sản phẩm tiêu dùng ngoại nhập không phải bức thiết. Đó vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề đạo lý. Bởi không ai một mình làm giàu được mà không có sự ủng hộ, ít ra là bằng hành vi tiêu dùng sản phẩm họ làm ra, của cộng đồng.

Cho nên người có thu nhập cao cũng cần tiêu dùng một cách có trách nhiệm. Đáng nói là tâm lý đua đòi xài hàng ngoại nhập cao cấp, từ xe hơi tới điện thoại di động, từ quần áo tới rượu bia không chỉ có trong lớp người mới giàu mà cả trong giới quan chức mà đồng lương theo lý thuyết là chỉ đủ sống. Vì sao quan chức nhậm chức là phải sắm xe hơi mới, mà phải là xe ngoại nhập? Có ai trong số họ không biết đến bài học về tiết kiệm để phát triển, về lòng tự trọng dân tộc của người Nhật, người Hàn?

Để những đồng ngoại tệ được sử dụng có hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước, bên cạnh những biện pháp kinh tế như siết chặt tín dụng nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp, quy định chặt chẽ về mua sắm trang bị cho quan chức, cần cả một cuộc vận động tiêu dùng có trách nhiệm trong giới doanh nhân, giới có thu nhập cao và hành động làm gương trong giới quan chức.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng không thể chỉ dừng lại ở chỗ hô hào và chỉ nhắm đến người dân mà trước hết phải thể hiện qua mua sắm, chi tiêu công của bộ máy nhà nước và cách chi xài của quan chức.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tiếp vốn cho doanh nghiệp
  • Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam 2011
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Cửa ngõ quốc tế miền Đông Nam Bộ
  • Để không còn phải “chữa cháy”
  • Không nên duy trì DNNN hoạt động công ích
  • Giữ CPI ở 9% cũng rất khó!
  • Kinh tế quý I tăng trưởng trong khó khăn
  • Bất ổn kinh tế: Việt Nam và cú sốc từ hội nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi