Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp vốn cho doanh nghiệp

Trong điều kiện lãi suất cao và “cửa vay vốn” từ ngân hàng bị thu hẹp bởi chính sách thắt chặt tín dụng, quyết định giãn thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp có thêm vốn để sản xuất, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát.

Giãn thuế 7.000 tỷ đồng

Sớm nhận thấy những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, Chính phủ đã đưa ra giải pháp ưu tiên vốn cho vay sản xuất, xuất khẩu, tuy nhiên việc thực hiện không dễ dàng chút nào. Để tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn cho sản xuất-kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã sớm ban hành chính sách giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 với thời hạn một năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nằm trong diện được gia hạn nộp thuế phải đáp ứng tiêu chí về vốn hoặc lao động theo quy định hiện hành. Việc giãn thuế không áp dụng đối với các trường hợp doanh nghiệp được xếp hạng một, hạng đặc biệt thuộc các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con.

Việc gia hạn cũng không áp dụng đối với số thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số kiến thiết, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế thu nhập đặc biệt và thu nhập từ kinh doanh các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc gia hạn nộp thuế trên cũng chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và đăng ký nộp thuế theo kê khai.

Số thuế được gia hạn nộp là thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hằng quý và số thuế quyết toán cả năm 2011, bao gồm cả số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 chuyển sang. Theo ước tính của Bộ Tài chính, số tiền dành cho đợt giãn thuế này vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Số đơn vị nằm trong diện có thể được giãn thuế vào khoảng 200.000 trên tổng số 450.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam. Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, giãn nộp thuế tức là chưa thu. Như vậy, số tiền thuế lẽ ra doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách sẽ được để lại, tạo thêm nguồn vốn kinh doanh.

Góp phần giảm lạm phát

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận định, chính sách giãn thuế thu nhập doanh nghiệp được triển khai sẽ tác động tích cực đến các đối tượng được hỗ trợ. Với mức lãi suất vay vốn ngân hàng hiện tại, lợi nhuận của doanh nghiệp ít nhất phải đạt 25%/năm. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vay vốn mà không trả được lãi thì ngân hàng bị ảnh hưởng, ngân sách nhà nước cũng sụt giảm do số thuế đóng góp của doanh nghiệp giảm. Việc giãn thuế giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, bồi dưỡng nền kinh tế.

TS.Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, mặc dù số tiền thuế được giãn nộp của mỗi doanh nghiệp không nhiều song vẫn góp phần giảm bớt áp lực vay vốn, từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện giảm giá thành sản xuất và qua đó giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Tuy nhiên việc sử dụng hiệu quả số tiền thuế được giãn nộp rất quan trọng với các doanh nghiệp. “Khi được giãn thuế cần dành nguồn vốn này tập trung vào sản xuất, đầu tư nhằm giảm bớt số tiền vốn phải vay ngân hàng với lãi suất cao”-ông Phong nói. Ngoài ra cũng cần rà soát chặt chẽ trong khâu triển khai để tránh hỗ trợ tràn lan, sai đối tượng cũng cần được thực hiện sớm nhằm giúp các doanh nghiệp thực sự khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

(An ninh Thủ đô)

  • Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam 2011
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Cửa ngõ quốc tế miền Đông Nam Bộ
  • Để không còn phải “chữa cháy”
  • Không nên duy trì DNNN hoạt động công ích
  • Giữ CPI ở 9% cũng rất khó!
  • Kinh tế quý I tăng trưởng trong khó khăn
  • Bất ổn kinh tế: Việt Nam và cú sốc từ hội nhập
  • Môi trường kinh doanh Việt Nam tiến thêm 10 bậc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi