Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam hướng xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Trung Đông

Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tập trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Đông.

Theo Bộ Công Thương, kể từ ngày 27/8 đến 17/9, tại Trung Đông sẽ diễn ra tháng ăn chay Ramadan nên lượng thực phẩm sẽ tăng cao.

Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tập trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản, thực phẩm sang thị trường này.

Ngoài các mặt hàng như chè, thủy sản đang có nhu cầu tiêu thụ cao, doanh nghiệp cần tăng cường xúc tiến thêm các sản phẩm như cà phê, rau quả...

Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, chỉ trong hai tuần của tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Đông đạt 7,1 triệu USD, tăng 7% so với tháng 7/2009.

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu thủy sản vào các thị trường Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ai Cập, Kuwait thời gian gần đây tăng khá mạnh.

Bên cạnh thị trường Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất mới mở cửa nhập khẩu trở lại mặt hàng cá tra, ba sa của Việt Nam thì tại thị trường Ai Cập hay Kuwait, các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh và tôm thẻ thịt đông lạnh đang được ưa chuộng và nhập khẩu nhiều.

Đáng chú ý, trong tháng 8 này mặt hàng chè xuất khẩu tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ tháng trước. Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất cũng là thị trường nhập khẩu chiếm kim ngạch lớn trong thời gian này. Ngoài chủng loại chè đen, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thêm một số loại chè xanh.

Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Ai Cập và Kuwait gần đây tăng khá mạnh nhưng thủ tục vào thị trường này vẫn còn khá rườm rà khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp từ miền Trung trở vào gặp khó khăn trong việc nắm bắt thời cơ giao hàng.

Vì vậy, để thuận tiện cho việc xuất khẩu và lưu thông hàng hóa vào thị trường này, các doanh nghiệp có thể liên hệ Trung tâm thông tin công nghiệp thương mại (Bộ Công Thương) để được tư vấn và hỗ trợ thông tin xuất khẩu.

 VIETNAM+

(Vinanet)

  • ĐBSCL có nguy cơ không còn là trung tâm lúa gạo
  • Quản lý vốn tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước : Thúng báo cáo không úp nổi voi thực tế
  • Dự án hạ tầng giao thông: “Nóng ruột” về tiến độ!
  • Giá điện thấp không hấp dẫn nhà đầu tư
  • “Khó quản” người đại diện vốn nhà nước kiêm nhiệm
  • Quản lý đất đai - Đụng đâu vi phạm đó
  • Lượng hoá hiệu quả kích cầu
  • Doanh nghiệp Đồng Nai: Chủ động hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi