Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL có nguy cơ không còn là trung tâm lúa gạo

Thu hoạch lúa tại các tỉnh ĐBSCL. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Nếu các địa phương tiếp tục “vô tư” biến đất lúa thành đất để sử dụng vào các mục đích khác như hiện nay, thì về lâu dài, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không thể đảm đương vai trò là trung tâm lúa gạo của cả nước như Chính phủ đã qui hoạch.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ năm 2000 đến nay, đất trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm 205.000ha, chiếm 57% số đất lúa cả nước bị giảm trong cùng thời điểm. Trung bình mỗi năm, diện tích đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long bị thu hẹp hơn 20.000ha.

Nguyên nhân chủ yếu do các tỉnh thu hồi đất lúa để xây dựng các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhiều loại công trình khác.

Thời gian qua, nhờ khai hoang, phục hóa nên diện tích đất trồng lúa thực tế được bù đắp, nhưng hiện nay, đất khai hoang, phục hóa không còn. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi ha đất lúa được quay trung bình 2 - 3 vòng trong năm, nghĩa là cứ 1ha sẽ gieo sạ được ít nhất 2,5 lượt ha (lúa) trong năm.

Nhờ đó, khoảng 2 triệu ha đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long đã quay vòng lên tới 3,8 triệu ha lúa mỗi năm (từ 2-3 vụ lúa) với năng suất cao nhất là 5 tấn/ha.

Theo các chuyên gia, trong điều kiện diện tích đất lúa ổn định như hiện nay (2 triệu ha), nếu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm thâm canh thì hàng năm Đồng bằng sông Cửu Long có thể thu hoạch tối đa 20 triệu tấn lương thực.

Nhưng nếu không ngăn chặn tình trạng biến đất lúa thành đất được sử dụng vào các mục đích khác, thì trong 10 năm nữa, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm thêm ít nhất 200.000ha đất lúa; đồng nghĩa với giảm khoảng 750.000 ha lúa/năm, tương đương với 3,75 triệu tấn lúa.

Khi đó, sản lượng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long làm ra hàng năm chỉ còn trên dưới khoảng 16 triệu tấn. Nếu gặp thiên tai, bão lũ thỉ sản lượng còn giảm thấp hơn. Trong khi đó, dân số Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước tăng lên, khiến nhu cầu lương thực cũng tăng theo.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tổng nhu cầu lúa cho năm 2015 là 32,1 triệu tấn, năm 2020 là 35,2 triệu tấn và năm 2030 là 37,3 triệu tấn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia môi trường, trong tương lai, do biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, Đồng bằng sông Cửu Long có thể mất từ 15.000 đến 20.000km2 đất, trong đó có rất nhiều diện tích đất trồng lúa. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực này sẽ bị đảo lộn, gặp rất nhiều khó khăn./.
 
 

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • Quản lý vốn tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước : Thúng báo cáo không úp nổi voi thực tế
  • Dự án hạ tầng giao thông: “Nóng ruột” về tiến độ!
  • Giá điện thấp không hấp dẫn nhà đầu tư
  • “Khó quản” người đại diện vốn nhà nước kiêm nhiệm
  • Quản lý đất đai - Đụng đâu vi phạm đó
  • Lượng hoá hiệu quả kích cầu
  • Doanh nghiệp Đồng Nai: Chủ động hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh
  • Cổ phần hoá DNNN: Liên tục vỡ kế hoạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi