* Tái cấu trúc sao cho hiệu quả Ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thanh Bình, nói: "Vấn đề tái cấu trúc đã được Thanh Bình đặt ra cách đây mấy năm, khi bộ máy tổ chức cũ xuất phát từ quy mô hộ gia đình không còn phù hợp với xu thế chung. Thanh Bình đã chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần, để mọi thứ đều minh bạch. Theo tôi, tái cấu trúc cần dựa trên chính năng lực của doanh nghiệp, không bám vào những tiêu chí xa vời, không phù hợp. Tái cấu trúc không có mô hình chung, mà mỗi doanh nghiệp phải tự làm dựa trên sự thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình". Ông Vũ Ngọc Thuần, Tổng giám đốc Công ty CP Đồng Tiến cho biết, tái cấu trúc ở Đồng Tiến tập trung ở một số vấn đề: cơ cấu lại cách làm ăn, cải tiến sản xuất và tiếp tục đầu tư các dự án mang tính dài hơi. Công ty mạnh dạn loại bỏ những khâu thừa trong sản xuất, sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, qua đó các dây chuyền tăng công suất từ 10 đến 20% so với trước. Với dự kiến đầu tư gần 60 tỷ đồng cho việc đổi mới máy móc, thiết bị trong năm 2009, ông Trịnh Hoàng Ân, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa cho biết, đây là một dự án tái cấu trúc của công ty nhằm đủ lực cung cấp hàng và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường khi khủng hoảng qua đi và nhu cầu xây dựng tăng mạnh mẽ. Ông Ân nói thêm, đến hết năm 2010, các mỏ đá ở TP. Biên Hòa sẽ phải ngưng hoạt động và di dời về các địa phương khác, nên việc đầu tư máy móc, nhân sự, thay đổi phương thức hoạt động... đã được doanh nghiệp đặt ra từ lâu và thực hiện bài bản. Trong 6 tháng đầu năm 2009, công ty đã lãi 70 tỷ đồng và thị trường ngày càng được mở rộng. Giám đốc Công ty CP bao bì Sovi Lê Quốc Tuyên cho biết, để đối phó với suy thoái kinh tế, công ty đã soát xét và cấu trúc lại toàn bộ máy, ở từng bộ phận và phân xưởng theo hướng tinh gọn, đồng thời tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ quản lý. Đối với DNTN gốm sứ Đồng Tâm, Giám đốc Phan Hồ Nhựt khẳng định, tái cấu trúc doanh nghiệp đối với Đồng Tâm tập trung vào vấn đề con người. Ông Nhựt nói: "Theo quan điểm của tôi, tái cấu trúc tập trung ở những khía cạnh sau: cải tổ và sắp xếp lại lao động, bỏ qua những khâu kém hiệu quả; đào tạo nâng cao tay nghề, tuyển mới lao động và cải thiện cơ chế tiền lương tốt hơn; hoạch định lại các chính sách theo hướng thị trường thay đổi thì sắp xếp lại tổ chức để người lao động thích nghi với tình hình mới". * Nhanh và mạnh hơn trong khủng hoảng Có thể thấy, trong suy thoái kinh tế vẫn có những cơ hội giúp doanh nghiệp "chấn chỉnh" lại chính mình hoặc tăng tốc đầu tư. Ở Công ty CP tập đoàn giấy Tân Mai đã ký hợp đồng mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất bột giấy và giấy ở Quebec (Canada) với trị giá 49 triệu USD. Đồng thời, Giấy Tân Mai cũng đã ký hợp đồng với một công ty liên doanh giữa Phần Lan và Ba Lan thực hiện tháo dỡ, vận chuyển nhà máy Quebec về Việt Nam để lắp đặt và vận hành sản xuất với tổng giá trị hợp đồng là 99,5 triệu USD. Đây là một dự án có vốn đầu tư được xem là rất lớn của ngành giấy VN, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Ông Trần Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn giấy Tân Mai, nói: "Tranh thủ cơ hội lúc kinh tế suy thoái để mua lại nhà máy ở nước ngoài nhằm tăng tốc đầu tư phát triển theo quy hoạch đã được Bộ Công thương phê duyệt". Giấy Tân Mai vừa ký hợp đồng lắp đặt và vận chuyển toàn bộ nhà máy mua từ Lãnh đạo Công ty Tín Nghĩa nhận định, suy thoái kinh tế sẽ kết thúc và sau đó là thời kỳ tăng trưởng nên công ty vẫn khẩn trương chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, hoàn chỉnh thủ tục đầu tư các dự án, xây dựng hạ tầng các KCN, thực hiện tái cơ cấu vốn kinh doanh, tìm kiếm các nguồn tiền từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu để giảm dần nguồn vốn vay ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên động cơ và máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno & Vinappro) cho rằng, khi va chạm với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp được đặt ra mạnh mẽ hơn. Ông Vũ bày tỏ quan điểm: "Khi thị trường tốt thì các doanh nghiệp vận hành giống nhau, song khi thị trường gặp khủng hoảng, đối với một số doanh nghiệp có bản lĩnh thì đó có thể xem là cơ may. Cơ may này thể hiện ở chỗ, doanh nghiệp có thời gian xem lại cách vận hành của mình và có những thay đổi hợp lý. Vikyno và Vinappro vừa mới được sát nhập vào và đây là cơ hội để sắp xếp lại mọi việc để có những bước đầu tư mới cho tương lai. Mục tiêu của chúng tôi là năm tới sẽ tăng năng suất gấp 3 lần và đa dạng hóa thêm danh mục sản phẩm. Vikyno & Vinappro sẽ giảm hoặc ngưng các sản phẩm bán ế nhằm đầu tư cho các sản phẩm bán chạy". Ông Phạm Văn Bân, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến lâm sản Đồng Nai, cũng khẳng định, quá trình sắp xếp lại sản xuất - kinh doanh trong khủng hoảng đang được nhiều doanh nghiệp chế biến đồ gỗ thực hiện. Sự sụt giảm các đơn hàng một cách mạnh mẽ trong năm 2008 và đầu năm 2009 đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trầm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng hoặc ngưng sản xuất. Vấn đề tái cấu trúc được các doanh nghiệp lớn quan tâm với các nỗ lực về đầu tư máy móc, tu sửa nhà xưởng, sắp xếp lại lao động... "Ngoài ra, xu hướng sáp nhập, mua bán lại các doanh nghiệp bị phá sản hoặc các doanh nghiệp nhỏ làm ăn kém hiệu quả cũng đang diễn ra ở ngành chế biến gỗ. Tất cả nhằm để chống chọi với khó khăn và đủ sức cạnh tranh khi kinh tế phục hồi" - ông Bân phân tích. Ông Nguyễn Hữu Thực, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng và vật liệu Đồng Nai, cho biết, khủng hoảng kinh tế đã đem lại nhiều khó khăn khi doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm mạnh do phải giải quyết hàng tồn từ cuối năm 2008. Công ty đã tiến hành thu hẹp lại một số lĩnh vực làm ăn kém hiệu quả như sản xuất ngói và gạch màu, kinh doanh cát, xây dựng... Đồng thời, mở rộng đầu tư các lĩnh vực làm ăn có hiệu quả. Về nhân sự, rà soát hết mọi khâu trong công ty từ quản lý đến nhân viên, sắp xếp và luân chuyển lao động hợp lý và mạnh dạn cho những nhân viên yếu kém nghỉ. Vấn đề này, theo ông Thực là rất khó làm trong lúc nền kinh tế hoạt động bình thường, không gặp khó khăn gì. Khủng hoảng là thách thức, song cũng là cơ hội để doanh nghiệp "thử lửa" và sắp xếp lại chính mình, như cách nói của ông Phạm Đức Bình: "Khủng hoảng là cơ hội ở chỗ nó mang mọi thứ trở về giá trị thực. Chúng ta đã ảo tưởng về nhiều giá trị và lúc này là lúc mọi người phải suy nghĩ lại, đi bằng đôi chân của mình để giải quyết mọi chuyện".Đứng trước thách thức về suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp cũng nhận thức rằng đây còn là cơ hội để "nhận diện" lại chính mình, là cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp, rà soát lại chiến lược kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư cho ngành nghề, sản phẩm chủ lực.
(Theo Xuân Phú - Kim Ngân // Báo Đồng Nai)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com