Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lý do khiến CPI tháng 4 có thể vượt 3%?

Chỉ số CPI cả nước tháng 4 được dự báo trong khoảng 1,6 - 1,8%. Nhưng trước tình hình giá cả thị trường tăng cao ngất ngưởng và sự đột biến của hai "đầu tàu" là TP HCM và Hà Nội, nhiều chuyên gia khẳng định, con số này sẽ vượt xa, thậm chỉ gấp đôi chỉ số dự đoán ban đầu.

Hiện, hai trung tâm lớn của cả nước là TP HCM và Hà Nội đã chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4, với mức tăng kỷ lục so với tháng 3. Theo đó, CPI của Hà Nội tăng 3,28% so với tháng 3, vượt đến 17,51% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng cao nhất của CPI Hà Nội trong hơn hai năm qua.

CPI của TP.HCM cũng không kém cạnh khi công bố tăng đến 3,16% so với tháng trước đó và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2010.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc CPI tăng bất thường tại hai thành phố lớn nhất cả nước này là do các nhóm hàng để đánh giá chỉ số CPI tăng mạnh.

Tại Hà Nội, ba nhóm giao thông, nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng trên 4%. Trong khi đó, tại TP HCM nhóm giao thông có mức tăng đến 5,77%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đứng thứ 2, tăng 4,56%; nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng tăng 4,12%...

Cụ thể, theo báo cáo 15 ngày đầu tháng 4 của Cục Quản lý Giá, giá gạo tẻ thường tại miền Bắc đã tăng khoảng 200-500 đồng một kg, lúa tại miền Nam tăng giá từ 200 đến 625 đồng. Thịt lợn hơi có mức tăng giá mạnh, khoảng từ 10-15.000 đồng một kg. Hiện tại, giá thịt lợn hơi đã ở mức 60.000 đồng, các loại thủy hải sản như cá, tôm, mực…cũng tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng mỗi kg.

Do giá xăng dầu tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 2.000 đồng một lít vào ngày 9/3, sau khi đã tăng trước đó đến 2.900 đồng đã khiến giá cước giao thông tăng mạnh. Các hãng taxi đều đồng loạt tăng giá cước 5 – 7%.

Bên cạnh đó, giá điện được Chính phủ điều chỉnh từ ngày 1/3 tăng lên 15,28%, so với giá bán bình quân năm 2010 là 1.058 đồng một kWh, mức tăng lần này, giá điện đã tăng thêm gần 160 đồng một kWh, lên mức 1.220 đồng đã bắt đầu tác động mạnh đến các hóa đơn thanh toán trong tháng 4.

Với những biến động lớn về gía cả thị trường thời gian gần đây, các chuyên gia kinh tế đều dự đoán chỉ số CPI tháng 4 của cả nước sẽ cao ngất ngưởng, nhiều chuyên gia khẳng định con số này sẽ vượt xa, thậm chỉ gấp đôi chỉ số dự đoán ban đầu.

Trao đổi với Đất Việt, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, chỉ số CPI tháng tư của cả nước dự báo tăng rất cao. “Hà Nội và TP HCM là hai thành phố tung ra những chính sách bình ổn giá, họ đã làm rất hiệu quả nên CPI mới giữ được ở mức trên 3%. Trong khi đó nhiều tỉnh thành trên cả nước chưa có chính sách bình ổn giá nên tôi chắc chắn CPI sẽ còn cao hơn hai thành phố này rất nhiều. Như Long An là một ví dụ, họ đã công bố  CPI ở mức 5,6%. Do vậy, tôi dự đoán CPI của cả nước chắc chắn sẽ ở mức trên 3%”, ông Doanh nói.

Còn tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Phó Viện trưởng Viện Nguyên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cũng cho rằng, chỉ số CPI tháng 4 của cả nước sẽ ở khoảng 3 - 3,1%. Ông Phong nhận định: “Nhìn theo tương quan quá khứ của ba tháng đầu năm vừa rồi, chỉ số CPI của Hà Nội thường chỉ nhỉnh hơn CPI cả nước một chút. Do vậy, khi CPI của Hà Nội và TP HCM tháng này đều trên 3% thì CPI cả nước cũng phải ở mức đố. Đây là hệ quả tất yếu của việc các nhu yếu phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến gía cả thị trường tăng cao trong hai tháng vừa qua”.

(Báo Đất Việt)

  • PPP sẽ giúp giảm “đặc quyền”?
  • Bình ổn giá cần được cân nhắc lại?
  • Sốc với chỉ số tiêu dùng tháng 4
  • Thủy điện tư bên bờ phá sản
  • ADB: Năm 2011, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1%
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Cần minh bạch, công khai các yếu tố hình thành giá điện
  • Dịch vụ hậu cần Việt Nam còn rất ít thời gian
  • Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi