Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PPP sẽ giúp giảm “đặc quyền”?

BOT, BTO hay BT tại Việt Nam được đánh giá chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn tạo ra không ít “đặc quyền đặc lợi” cho chủ đầu tư. Mô hình Quan hệ đối tác công tư (PPP) được đánh giá là giải pháp thay thế hữu hiệu cho những hình thức trên.

Theo Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu, tính đến thời điểm này, có khoảng 110 dự án BOT, BTO và BT đã và đang được thực hiện hoặc trong thời gian kêu gọi đầu tư. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), việc hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân thông qua hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT đã được thể chế hóa.

Tuy nhiên, vấn đề đặc quyền cho nhà đầu tư trong xây dựng và kinh doanh các công trình hạ tầng để gắn kết trách nhiệm, chia sẻ rủi ro và đảm bảo hài hòa lợi ích... vẫn còn nhiều điều đáng bàn và chưa thực sự mang lại hiệu quả nên chưa khơi thông được tâm lý, cũng như nguồn tài chính tư nhân vào các dự án hạ tầng.

Từ nay tới năm 2020, Việt Nam sẽ cần khoảng 160 tỷ USD để phát triển hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật... Trong khi đó, đầu tư công truyền thống từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và vốn ODA hiện chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu nói trên.

Báo cáo của WB cho thấy, nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng đầu tư. Doanh nghiệp nước ngoài còn dè dặt tham gia vào các dự án thông qua hình thức liên danh, liên kết vì có nhiều quan ngại về hiệu quả đầu tư, tỷ suất sinh lời và khả năng an toàn vốn.

Theo các chuyên gia, mô hình PPP được đánh giá là giải pháp thay thế hữu hiệu cho hình thức BOT, BTO hay BT. Theo Cục Quản lý Đấu thầu, cơ cấu vốn chuẩn cho những dự án hợp tác thuộc loại này là 30% của Nhà nước và 70% của tư nhân.

Trong đó 21% là vốn chủ sở hữu và 49% còn lại là do nhà đầu tư vay thương mại. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định, trước mắt, PPP sẽ được thí điểm khoảng 2-3 dự án ở mỗi lĩnh vực (không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài) để lấy kinh nghiệm thực tiễn và làm cơ sở biên soạn những quy chế, cũng như xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho hình thức hợp tác này.

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cũng cho rằng, trong thời gian tới, khung pháp lý cho mô hình PPP sẽ được hoàn thiện hơn nữa.

Cũng phải nhìn nhận rằng, đầu tư theo mô hình PPP sẽ kéo theo nhiều vấn đề, chẳng hạn với các dự án cầu đường thì phí cầu đường sẽ tăng lên, tác động trực tiếp đến người dân nên Chính phủ sẽ phải cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp.

(*) BOT: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao; BTO (Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh); BT (Xây dựng - chuyển giao).

(Doanh Nhân Sài Gòn)

  • Bình ổn giá cần được cân nhắc lại?
  • Sốc với chỉ số tiêu dùng tháng 4
  • Thủy điện tư bên bờ phá sản
  • ADB: Năm 2011, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1%
  • Giá điện theo cơ chế thị trường: Cần minh bạch, công khai các yếu tố hình thành giá điện
  • Dịch vụ hậu cần Việt Nam còn rất ít thời gian
  • Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”
  • Cắt giảm đầu tư công sao cho khỏi thiệt?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi