Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quý III/2009: Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng 6 điểm

Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư & Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) vừa công bố Chỉ số niềm tin kinh doanh WVB - PVFC Invest quý III/2009 tăng 6 điểm so với quý II và tăng 36 điểm so với lần thực hiện đầu tiên vào quý III/2008.

So với tỷ lệ tăng là 31 điểm của quý II/2009 thì tỉ lệ tăng chỉ số BCI quý này thấp hơn nhiều, chỉ đạt 6 điểm. Một yếu tố quan trọng được rút ra từ cuộc khảo sát đó là niềm tin kinh doanh của các giám đốc, các chủ doanh nghiệp trong nước vẫn được họ giữ nguyên sau một giai đoạn phục hồi mặc dù chưa có sự cải thiện đáng kể so với quý trước đó. Đây là một dấu hiệu tốt của nền kinh tế trong nước trong hoàn cảnh hầu hết các nền kinh tế lớn đang lo ngại về sự quay trở lại của lạm phát vào những tháng cuối năm.

Cụ thể, với 6 cấu phần xây dựng nên chỉ số niềm tin kinh doanh quý III, 71% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với 12 tháng trước. 77% doanh nghiệp tin rằng trong vòng 12 tháng tới, nền kinh tế sẽ tốt hơn; chỉ có 4% lo lắng về một tương lai kinh tế ảm đạm trong năm tới.

Hiện nay có 57% doanh nghiệp dự tính tăng thêm nguồn nhân lực, chỉ có 1% doanh nghiệp giảm số nhân lực trong thời gian tới, 69% doanh nghiệp tham gia khảo sát tự tin rằng doanh thu của họ sẽ tăng lên trong vòng 12 tháng tới, đặc biệt không có doanh nghiệp nào lo lắng về sự suy giảm doanh thu. Với kế hoạch đầu tư cho tài sản cố định, 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự định giữ nguyên chi phí đầu tư; 59% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định trong vòng 12 tháng tới. Cuộc khảo sát cũng cho thấy có tới 71% doanh nghiệp tin lợi nhuận sẽ tăng lên trong năm tới; 29% doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận sẽ giữ nguyên và không có doanh nghiệp nào lo ngại về sự suy giảm lợi nhuận trong 12 tháng tới.

Ngoài ra, nhóm khảo sát doanh nghiệp của WVB FISL và PVFC Invest cũng tìm hiểu ý kiến của các doanh nghiệp về những vấn đề nóng như: hiệu quả của gói kích cầu thứ nhất, sự cần thiết của gói kích cầu thứ hai, bản chất của sự hồi phục kinh tế trong giai đoạn qua và triển vọng thị trường của doanh nghiệp trong thời gian tới. Kết quả cho thấy, 54% doanh nghiệp cho rằng những dấu hiệu phục hồi kinh tế gần đây thể hiện nền kinh tế trong nước đã thoát khỏi suy thoái và đang hồi phục. Đây là một tỷ lệ khá cao, thể hiện sự tin tưởng vững chắc của các doanh nghiệp vào sự phục hồi của nền kinh tế trong nước.

Gói kích cầu thứ nhất cũng được đưa ra khảo sát và 40% ý kiến cho rằng hiệu quả, 48% ở mức bình thường và 13% là ít hiệu quả. Cuộc khảo sát bắt đầu từ 15/9 và kết thúc vào tuần đầu tháng 10/2009 với sự tham gia của 143 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam, trong đó có sự tham gia của hơn một nửa là các doanh nghiệp đại diện cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

(Theo Hồ Hường // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Gói kích cầu thứ hai: Cẩn trọng!
  • Con đường phát triển điện hạt nhân Việt Nam
  • Không thể không lo về việc liên doanh lúa gạo!
  • Hà Nội 2015: Thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng
  • Chậm cải cách thủ tục hành chính: Lãng phí 30% chi phí xã hội?
  • Đề án phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn: Chưa thực sự đi vào cuộc sống
  • Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn khu vực
  • Kinh tế Việt Nam: Khập khiễng thị trường và chiến lược
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi