Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng phó cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu

Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu như một liều thuốc thử đối với nền kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt. Giờ đây, chúng ta tự tin đã thoát ra khỏi đáy khủng hoảng, nhưng cũng còn những vấn đề cần giải quyết cho nền kinh tế thời hậu khủng hoảng. 

 

Tiến sĩ Lê Đình Ân – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vừa rồi không phải là liều thuốc thử đầu tiên, vì chúng ta đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Hồi đó, Chính phủ cũng đẩy mạnh kích cầu về nông nghiệp, nông thôn, đầu tư xây dựng thủy lợi, cho ứng trước vật liệu xây dựng... và hai năm sau chúng ta đã vượt qua được cuộc khủng hoảng đó.

 

Nhưng lần này có khác, ông Ân nói, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến Việt Nam trên nhiều mặt, từ sản xuất, kinh doanh, đến xuất khẩu và thử thách cả cách ứng phó của Chính phủ. Tuy nhiên chúng ta đã đứng vững.

 

Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã điều hành rất kịp thời. Ngay từ đầu Chính phủ đã có tám nhóm giải pháp ngăn đà suy giảm kinh tế. Tiếp đến, Chính phủ lại có thêm năm nhóm giải pháp, mà nòng cốt là gói kích cầu gần 8 tỷ USD đã giúp nền kinh tế Việt Nam chặn đứng được sự suy giảm. Rồi Chính phủ lại bổ sung Quyết định 497 cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn. Nhờ đó “Chúng ta đã ra khỏi đáy khủng hoảng và nền kinh tế đã có tín hiệu tăng trưởng trở lại, tiêu dùng trong nước phát triển tốt”, ông Ân nói.

 

Tại sao Hàn Quốc ít bị ảnh hưởng nhất?
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc đã có một cuộc đại “phẫu thuật” đối với các doanh nghiệp, nên đến cuộc khủng hoảng lần này Hàn Quốc là quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất. Thứ nhất, nước này khuyến khích các doanh nghiệp tập trung cho xuất khẩu nhưng phải chọn những mặt hàng có công nghệ cao, và từ bỏ những mặt hàng mang tính cạnh tranh thấp như tơ lụa hồi những năm 1960. Thứ hai, người Hàn đã cơ cấu lại các tập đoàn, chuyển từ một sở hữu sang đa sở hữu. Từ đó, các tập đoàn kinh tế của họ đã vững vàng hơn để vượt qua khủng hoảng lần này. Thứ ba, sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, họ đã sửa lại luật cạnh tranh, tước bỏ những ưu đãi của các mô hình công ty mẹ - con. Vì các công ty con vừa được hưởng những ưu đãi từ Chính phủ, lại được hưởng thêm những đặc ân từ công ty mẹ. Điều này khiến các loại hình doanh nghiệp khác chỉ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước bị thua thiệt trong cạnh tranh.

Tiến sĩ Lê Đình Ân

 

Tuy nhiên theo tiến sĩ Lê Đình Ân, qua cuộc khủng hoảng lần này đã đặt ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế. Đặc biệt là cơ cấu kinh tế vẫn còn đi theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, chưa mang tính cạnh tranh cao nên đợt “sóng gió” vừa qua đã gây ảnh hưởng lớn. Thứ hai, chúng ta chưa xây dựng được những sản phẩm mũi nhọn mà riêng ta có thế mạnh nên khi khủng hoảng xảy ra, chúng ta thiếu những mặt hàng xuất khẩu để cạnh tranh. Thứ ba, cuộc suy thoái đã cho thấy khả năng ứng phó của các doanh nghiệp và cá thể của chúng ta còn hạn chế. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp cũng chưa được cải tiến phù hợp để thích ứng.

 

Tiến sĩ Lê Đình Ân nhận định: “Chúng ta đã ra khỏi đáy khủng hoảng và nền kinh tế đã có tín hiệu tăng trưởng trở lại, tiêu dùng trong nước phát triển tốt”. 

 

Tiến sĩ Lê Đình Ân cho rằng, cơn bão số 9 vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của đồng bào miền trung và Tây Nguyên vì các công trình phúc lợi xã hội bị hư hỏng nặng. Khu vực sản xuất nông nghiệp cũng bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Đình Ân vẫn dự báo GDP năm nay sẽ vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao là hơn 5%.

 

Bởi Nhà nước sẽ phải gia tăng đầu tư để khắc phục và bù đắp những mất mát do thiên tai gây ra. Thêm vào đó, với tấm lòng của người dân cả nước và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, chúng ta sẽ vượt qua, ông Ân nói.

(Theo Xuân Bách // Báo Nhân dân điện tử)

  • Quý III/2009: Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng 6 điểm
  • Gói kích cầu thứ hai: Cẩn trọng!
  • Con đường phát triển điện hạt nhân Việt Nam
  • Không thể không lo về việc liên doanh lúa gạo!
  • Hà Nội 2015: Thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng
  • Chậm cải cách thủ tục hành chính: Lãng phí 30% chi phí xã hội?
  • Đề án phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn: Chưa thực sự đi vào cuộc sống
  • Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn khu vực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi