Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

30 nghìn tỷ đồng cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng quyết định đối với khả năng cạnh tranh và có vai trò to lớn trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn về nguồn vốn, cũng như sức cạnh tranh của ngành này đối với khu vực và thế giới.

Phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Minh Tuấn – Phó Tổng giám đốc ngân hàng Vietinbank xung quanh nội dung triển khai 30 nghìn tỷ đồng vào các ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam thời gian tới.

Thưa ông, ông có thể cho biết các hoạt động của ngân hàng Vietinbank đối với ngành công nghiệp phụ trợ?

Vietnbank là một ngân hàng cho vay đa nganh nghề, đa lĩnhvực. Năm 2011, Thủ tướng chính phủ ban hành nghị quyết số 02/NQ/2011, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011, nêu rõ phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Hưởng ứng chủ chương này của chính phủ,  Vietinbank đã xây dựng Đề án cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ trình NHNN và được NHNN đánh giá việc triển khai Chương trình là phù hợp với chủ chương của Đảng và Chính phủ.

Vì vậy, trong thời gian tới Vietinbank sẽ dành 30 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trên cả nước với lãi suất  thấp hơn lãi suất thông thường của Vietinbank, bao gồm cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài trợ thực hiện các dự án của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Vậy mục tiêu của chương trình cho vay ưu đãi 30 nghìn tỷ này là gì?

Mục tiêu trọng điểm của chương trình này là hỗ trợ các ngành công nghiệp chính của đất nước, giảm nhập siêu, tạo công ăn việc làm… vì vậy chương trình sẽ tập trung vào những lĩnh vực chính để cho vay là: dệt – may, da – giày và cơ khí chế tạo... 3 ngành này đang chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân.

Để triển khai nguồn vốn này đến các doanh nghiệp đang cần, sắp tới Ngân hàng sẽ đưa ra những phương pháp hoạt động ra sao, thưa ông?

Chương trình được triển khai trên toàn quốc. Phương pháp mà chúng tôi lựa chọn là kết hợp với các Hiệp hội ngành nghề, nhằm triển khai đến những doanh nghiệp cần vốn, có thể họ cần ngắn hạn, trung hoặc là dài hạn… chúng tôi có thể tư vấn cho các doanh nghiệp vay nhằm nâng cao công nghệ, nâng cao tính cạnh trạnh… Chúng tôi sẽ huy động tất cả các chi nhánh của mình trên cả nước để triển khai chương trình… Đồng thời kết hợp với các phương tiện truyền thông để tuyền truyền đến các doanh nghiệp có thể nắm bắt được chương trình này.

Vậy, ông có khuyến  nghị gì đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn này?

Tôi cho rằng, đối với bản thân các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần tăng cường mối quan hệ với các Hiệp hội ngành nghề. Bên cạnh đó cần có chính sách, chiến lược đầu tư rõ ràng trong ngắn và trung, dài hạn. Chủ động khắc phục các nhược điểm, minh bạch hóa tài chính, tăng cường kỹ thuật kiểm tra, quản lý sổ sách kế toán… để nâng cao tính cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng…

Chương trình cho vay vốn ưu đãi này của ngân hàng cũng nằm trong mục tiêu chiến lược chung của Chính phủ, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới.

Xin Trân trọng cảm ơn ông!

(Tamnhin)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Lạm phát 2011 khác gì so với các năm trước?
  • Dẫn vốn vào đúng chỗ
  • Chấm dứt cho vay và huy động USD
  • Không thể giảm nhanh tốc độ tăng giá
  • ‘Từ cuối quý 2/2011 mới có hy vọng CPI giảm tốc’
  • Mặt bằng giá mới hình thành là khó tránh
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản: Cân nhắc lại điều kiện cấp phép!
  • Căn nguyên lạm phát nằm ở...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi