Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Từ cuối quý 2/2011 mới có hy vọng CPI giảm tốc’

Đó là nhận định của ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.

Sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 được công bố tăng tới 3,32% so với tháng 3, sự quan tâm đang hướng vào khả năng kiểm soát lạm phát hiện nay, chính sách lãi suất trong quan hệ với lạm phát và đặc biệt là xu hướng lạm phát sẽ thế nào trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa đã có phần trả lời báo chí.

Thưa ông, CPI tháng 4/2011 đã chính thức vượt mục tiêu lạm phát 7% của năm nay, tăng gần 10% so với tháng 12/2010. Ông có cho rằng các giải pháp kiểm soát lạm phát đang có những hạn chế nhất định?


Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Chúng ta đang thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát bằng các giải pháp của Nghị quyết số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011. Tuy mới triển khai được hai tháng, nhưng tình hình đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I vẫn đạt khá, bội chi ngân sách ở mức 2,6% GDP (chỉ tiêu cả năm dưới 5% GDP); Tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán được kiềm chế, lãi suất tuy còn cao nhưng cơ bản đã ổn định; Thị trường vàng, ngoại tệ đã có chiều hướng bình ổn hơn tháng đầu năm; Kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nhập siêu có chiều hướng giảm…

Riêng tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn ở mức cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chính sách giảm tổng cầu của nền kinh tế sẽ là liều thuốc “đặc trị” kiềm chế lạm phát hiện nay, nhưng nó có độ trễ nhất định. Chính sách đang đi vào cuộc sống, không thể biện pháp vừa tới đã “dập tắt” ngay được lạm phát cao, chỉ có thể từ cuối quý II/2011 trở đi mới có hy vọng tốc độ tăng của CPI sẽ giảm dần.

Liên quan đến định hướng chính sách tiền tệ thắt chặt được nêu tại Nghị quyết 11, ông bình luận gì về mức tăng tín dụng trên 5% tại thời điểm cuối quý 1/2011, được Cổng thông tin điện tử Chính phủ thông tin lại mới đây?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Đây là mức tăng đã được kiềm chế so với mức tăng 12,86% ở quý I/2008 - năm mà chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng tới 19,89% - nhưng vẫn cao hơn mức tăng khoảng 3,8% của quý I/2009 và mức tăng 3,69% của quý I/2010.

Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp cơ cấu lại tín dụng hợp lý, bảo đảm thực hiện được tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm của nền kinh tế ở mức dưới 20%.

Vậy với kết quả sơ bộ rà soát cắt giảm đầu tư báo cáo lên Chính phủ cuối tháng 3/2011 mới xác định là 3.400 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1% chi đầu tư khu vực công cả năm, ông nghĩ sao?


Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Nghị quyết 11 yêu cầu rà soát, điều chuyển, không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch 2010… chứ không chỉ cắt giảm đầu tư công. Với kết quả bước đầu, tôi cho rằng chúng ta đang đi đúng hướng “thắt chặt” tài khóa để kiềm chế lạm phát.

Cụ thể, đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tính đến ngày 7/4/2011 đã có 30 bộ báo cáo kết quả cắt, hoãn khởi công mới 61 dự án với số vốn 243,878 tỷ đồng; Các địa phương báo cáo có 592 dự án giảm vốn với số vốn giảm là 1.165 tỷ đồng, 576 dự án ngừng khởi công với số vồn giảm là 1.302,4 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn trái phiếu chính phủ do địa phương quản lý (tính đến ngày 20/3/2011), có 31 dự án giảm vốn, ứng với số vốn giảm là 362 tỷ đồng,15 dự án ngừng khởi công ứng với số vốn là 146 tỷ đồng.

Đối với các dự án thuộc nguồn vốn tín dụng nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tổng số dự án đình, hoãn, giãn tiến độ là 655 dự án, tương ứng với số vốn là 25.779 tỷ đồng.

Đối với các giải pháp không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch 2012, vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ đã giảm 32% vốn trái phiếu chính phủ, giảm 10% vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tương đương giảm khoảng hơn 50.000 tỷ đồng.

Với tình hình lạm phát hiện nay đã cao hơn trần lãi suất huy động 14% đang được áp dụng (CPI tháng 4/2011 tăng 17,51% so với tháng 4/2010), theo ông cần xử lý vấn đề lãi suất thế nào để đảm bảo thực dương, hút được tiền về?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Chống lạm phát khi nguyên nhân của lạm phát xuất phát từ tổng cầu của nền kinh tế cao - nói đơn giản là tiền nhiều hơn hàng - thì giải pháp cơ bản là phải giảm tổng cầu của nền kinh tế. Đã giảm tổng cầu thì phải vừa hút tiền về, vừa phải giảm tốc độ tăng tín dụng và giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý.

Chúng ta “hút tiền” về  thông qua kênh tiền gửi của xã hội thì phải bảo đảm lãi suất thực dương. Nếu không như vậy trong điều kiện lạm phát, không ai đầu tư cả (đó là bài học kinh nghiệm chống lạm phát đã thành công ở những năm thập kỷ 80).

Đã vay cao, đã giảm tổng cầu thì giá cho vay phải cao. Giá cho vay cao thì tín dụng mới được thị trường chọn lựa vào nơi sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Lạm phát mà đi kèm với chính sách tín dụng dễ dãi, ai cũng “vui vẻ” cả thì không giảm được tổng cầu. Và như vậy sẽ không chống được lạm phát. Khi lạm phát giảm dần thì mới có điều kiện để giảm lãi suất.

Giải pháp nào cũng có tính hai mặt. Ta cần lựa chọn mặt tích cực nhất để thực thi. Phải làm vậy mới kiềm chế được lạm phát, mới ổn định được kinh tế vĩ mô. Còn lãi suất cao sẽ không tránh khỏi những khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng để duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh. Khó khăn ấy được Nhà nước trợ giúp bằng các chính sách khác.

Chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ là cần thiết để chống lạm phát. Nhưng có thể sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tôi cho rằng tăng trưởng chậm lại để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là việc làm cần ưu tiên hiện nay và để kinh tế phát triển bền vững hơn, hiệu quả cao hơn.

Theo ông mức lạm phát năm nay sẽ ở khoảng nào? Đỉnh lạm phát trong năm sẽ ở thời gian nào?


Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Theo tôi, sau quý II, CPI có thể sẽ giảm tốc.

Còn cả năm lạm phát ở mức nào, tôi cho rằng sẽ ở mức hai con số và cố gắng phấn đấu để không cao hơn năm 2010 (11,75%). Một số tổ chức kinh tế thế giới gần đây cũng dự báo, khả năng lạm phát cả năm của ta cũng khoảng 11-13%.

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không thể giảm nhanh tốc độ tăng giá
  • Mặt bằng giá mới hình thành là khó tránh
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản: Cân nhắc lại điều kiện cấp phép!
  • Căn nguyên lạm phát nằm ở...
  • ADB: Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng
  • Ổn định kinh tế vĩ mô: Việt Nam phải kiên nhẫn
  • ‘Chưa ai có thể khẳng định được giá điện sẽ tăng’
  • Giá điện tăng giảm, phải qua cửa giám sát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi