Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chấm dứt cho vay và huy động USD

 Sẽ ngừng hẳn việc cho vay và huy động USD theo lộ trình chống đô la hóa từ 2011 đến cuối 2013.

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhấn mạnh điều này khi đề cập tới quy chế xây dựng thị trường ngoại hối mà Chính phủ đã đưa ra.
 
Phát biểu tại hội thảo “Chính sách tài khóa-tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam” ngày 23-4, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, trong lộ trình chống đô la hóa, có đề xuất cho phép ngân hàng thương mại được mua bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
 
Ngoài ra, sẽ có khung phí mua bán ngoại tệ, nhằm tiến tới ngừng hẳn việc cho vay và huy động USD, chỉ còn hình thức mua bán.
 
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, tỷ giá sẽ biến động không đáng kể. Nguyên nhân là lạm phát của Việt Nam mặc dù cao hơn Mỹ, nhưng USD lại đang mất giá so với các ngoại tệ khác, cho nên tính trên rổ tiền tệ gồm 19 đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam thì tỷ giá thực tăng không đáng kể.
 
Nhiều tổ chức nước ngoài dự báo từ nay đến cuối năm nếu tiền đồng có mất giá sẽ không quá 3% so với hiện nay.
 
Ủy ban giám sát cũng nhận định, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm nay sẽ thặng dư khoảng 1 tỉ USD, trước đó Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư là 2,5 tỉ USD. Đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam có thặng dư kể từ năm 2008.
 
TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho biết, lượng kiều hối gửi về nhằm hưởng chênh lệch lãi suất cao chỉ trên dưới 1 tỉ USD. Thế nhưng, chưa chắc là người ta sẽ rút tiền về khi lãi suất đô la giảm vì lãi suất USD của các nước khác vẫn thấp hơn so với Việt Nam.
 
Với việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Lybia, ủy ban đã tính toán và dự báo kiều hối từ lao động ngoài nước gửi về năm nay sẽ giảm từ 4,3 tỉ USD xuống còn 4,1 tỉ USD.
 
TS Lê Xuân Nghĩa dự đoán, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là thị trường chứng khoán sẽ hồi phục mạnh bắt đầu từ quý 3 năm nay. Nhà đầu tư nước ngoài cũng đang bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện qua việc họ đã mua ròng trong 4 tuần vừa qua.
 
Bên cạnh đó, họ cũng đánh giá tốt triển vọng của thị trường Việt Nam khi bắt đầu từ 2 tuần nay nhiều công ty chứng khoán nước ngoài đã xin được hoạt động ở Việt Nam trong khi các công ty chứng khoán nước ngoài đang hoạt động ở đây bắt đầu mở rộng hoạt động ra các tỉnh nhằm đón đầu xu hướng tăng trong cuối năm nay.
 
Tuy nhiên theo TS Lê Xuân Nghĩa, để thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn thì Chính phủ cần có những chính sách làm cho thị trường hấp dẫn hơn.
 
Hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn đó là các mã chứng khoán tốt như VNM, BVH, MSN thì đã đụng mức trần về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, còn những mã tốt như khoáng sản, cao su thì thanh khoản quá thấp.
 
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã kiến nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước nghiên cứu nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty niêm yết cho nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó phải thêm hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường để lôi kéo các nhà đầu tư lớn bằng cách đầy mạnh cổ phần hóa các tập đoàn lớn của Việt Nam.
 
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, cần có thêm các công cụ tài chính mới như swap, future, option… nhằm tạo thanh khoản cho thị trường và thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

(Tamnhin)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không thể giảm nhanh tốc độ tăng giá
  • ‘Từ cuối quý 2/2011 mới có hy vọng CPI giảm tốc’
  • Mặt bằng giá mới hình thành là khó tránh
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản: Cân nhắc lại điều kiện cấp phép!
  • Căn nguyên lạm phát nằm ở...
  • ADB: Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng
  • Ổn định kinh tế vĩ mô: Việt Nam phải kiên nhẫn
  • ‘Chưa ai có thể khẳng định được giá điện sẽ tăng’
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi