Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dẫn vốn vào đúng chỗ

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, điều quan trọng trong chính sách tài chính - tiền tệ hiện nay là cần tập trung nguồn vốn vào đúng chỗ, đúng mục tiêu.

Theo ông, khả năng lạm phát trong năm nay sẽ ở mức bao nhiêu?


Diễn biến thị trường hiện nay cho thấy áp lực lạm phát đang gia tăng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 được dự báo có thể tăng cao khi giá cả tăng mạnh. Theo tôi, khả năng lạm phát sẽ được kiểm soát và giảm dần trong 2 quý cuối năm 2011, nhưng CPI năm nay sẽ ở mức 2 con số, có thể lạm phát cả năm 2011 là khoảng 13% hoặc cao hơn chút đỉnh.

Vậy, lãi suất tiền đồng sẽ khó giảm?

Huy động vốn vẫn rất khó khăn, vì kỳ vọng của người tiêu dùng về lãi suất cao hơn so với mức trần áp dụng. Song xét trên thực tế, mức lãi suất tiền đồng đang được các ngân hàng thương mại áp dụng là đã thực dương. Nhưng tôi cho rằng, với các giải pháp đã được Chính phủ đưa ra và đang quyết liệt thực hiện thì khả năng áp lực lạm phát sẽ giảm dần trong những tháng cuối năm. Lãi suất tiền đồng cũng sẽ đi xuống kể từ giữa hoặc cuối quý III/2011. Tuy nhiên, cần kiểm soát được tín dụng dưới 20% để kiểm soát lạm phát.

Liệu doanh nghiệp có đủ sức để tiếp tục “gồng mình” với lãi suất cao?

Doanh nghiệp phải tự điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh thị trường tức là cần tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong nửa cuối năm ngoái, khi các doanh nghiệp kêu lãi suất cao và ngân hàng thiếu vốn, NHNN đã bơm ra thị trường khoảng 200.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng vốn này lại chủ yếu “chảy” vào lĩnh vực bất động sản.

Mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng 20% năm nay có còn khả thi?

Tôi cho rằng cần phải quyết tâm thực hiện được mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức dưới 20%, còn không, lạm phát sẽ khó giảm. Ngay cả với mức tăng trưởng dư nợ 20% trong năm 2011 thì con số tăng trưởng dư nợ tuyệt đối cũng không nhỏ (460.000 tỷ đồng). Quan trọng hơn, cần hướng tín dụng chảy vào đúng chỗ, đúng mục tiêu, tức  là tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chấm dứt cho vay và huy động USD
  • Không thể giảm nhanh tốc độ tăng giá
  • ‘Từ cuối quý 2/2011 mới có hy vọng CPI giảm tốc’
  • Mặt bằng giá mới hình thành là khó tránh
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản: Cân nhắc lại điều kiện cấp phép!
  • Căn nguyên lạm phát nằm ở...
  • ADB: Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng
  • Ổn định kinh tế vĩ mô: Việt Nam phải kiên nhẫn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi