Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Kịch bản sốt đất Ba Vì khó lặp lại ở Đông Anh’

Cơn sốt đất tại Đông Anh, Sóc Sơn vừa qua chỉ là sốt cục bộ, sốt ảo chứ một kịch bản như Ba Vì năm 2010 sẽ khó mà lặp lại.

Quan điểm của ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khi bình luận về hiện tượng đất “sốt ảo” ở Đông Anh, Sóc Sơn và một số khu vực phía Đông Hà Nội.

Thưa ông, tính thanh khoản của thị trường trong thời gian qua vẫn chưa cải thiện nhiều nhưng vừa rồi lại nổi lên một số hiện tượng sốt đất ở Đông Anh, Sóc Sơn. Nguyên nhân do đâu?


Ông Vũ Xuân Thiện: Đúng là thị trường tại một số khu vực trên có sự sôi động hơn các khu khác. Tuy nhiên, theo tôi đấy không thực sự là việc tăng giá đất tại đó bởi tỷ lệ tăng rất vừa phải nếu xét trên một khu vực rộng lớn.

Còn việc sốt ở một vài lô đất thì hiện tượng này không đại diện cho khu vực được nên việc giá có thể rất cao ở một vài lô đất nào đó không mang tính điển hình trong việc sốt đất, tăng giá. Còn mặt bằng giá chung ở những khu vực đó tăng chưa đáng kể. Một số thông tin phản ánh giá tăng gấp 10 lần, 20 lần hay 50 là chưa đầy đủ và chính xác.

Chẳng hạn như báo chí cứ viết là sốt đất Đông Anh nhưng không phải là giá đất toàn huyện Đông Anh đều lên mà chỉ các dự án kinh doanh bất động sản. Còn đất của người dân, thậm chí kể cả đất thổ cư, đất ruộng vẫn tăng giá đều đặn hằng năm, hoàn toàn không có sốt giá.

Một số ý kiến cho rằng, việc sốt đất vừa qua là do cơ quan quản lý nửa kín nửa hở trong việc công bố quy hoạch?

Ông Vũ Xuân Thiện: Thực tế thì việc giá đất tăng lên do tin đồn quy hoạch là có, song đó không phải là vấn đề quyết định. Thực tế người ta đồn như thế nhưng có thanh khoản không, có mua thật và bán thật không thì không ai thống kê được. Tôi cho rằng chỉ một phần nghìn, phần vạn thôi chứ không phổ biến.

Vậy theo ông yếu tố nào mới quyết định việc sốt đất cục bộ như ở Đông Anh, Sóc Sơn trong thời gian vừa qua?

Ông Vũ Xuân Thiện: Có thể là do người ta cho là đường giao thông ở khu đó sẽ mở hoặc tôi là chủ đầu tư rất lớn có vài nghìn m2 nhưng có mấy trăm m2 chắn mặt, tôi sẵn sàng mua mấy trăm m2 đó với giá rất cao để hợp thức hóa khu đất đó để vuông vắn đẹp đẽ. Vì thế tôi mới sẵn sàng mua giá cao.

Nhưng đấy không phải là mặt bằng chung mà chỉ là mấy trăm m2 tôi cần mua thật để hợp lý hóa khu đất của tôi.

Dù là sốt cục bộ, nhưng nhiều người lo ngại một kịch bản Ba Vì sẽ tái xuất tại Đông Anh trong thời gian tới?

Ông Vũ Xuân Thiện: Tôi cho rằng điều đó là khó xảy ra vì nhận thức người dân giờ đây đã khác rồi. Người ta cũng biết nhìn nhận về thị trường bất động sản qua những văn bản quy phạm pháp luật, qua các ngành đặc biệt là qua thông tin đại chúng.

Giới đầu tư cũng rút ra được nhiều điều sau cơn sốt Ba Vì năm ngoái. Người ta không để bị lừa gạt như trước kia nữa. Trên thực tế, thông tin cứ truyền nhau thế thôi chứ có rất ít các lô đất ở Mê Linh hoặc Sóc Sơn, Đông Anh có giá cao. Mặt bằng giá đất chung tại đó so với nhiều khu khác ở phía Tây tại thời điểm này vẫn rất là bình thường, chưa có gì gọi là cao cả.

Nhưng rõ ràng nếu giới đầu tư đổ xô ôm đất vùng ven thì phần lớn là có liên quan đến vấn đề quy hoạch?

Ông Vũ Xuân Thiện: Tôi cho rằng người ta ai có cơ hội thì họ cứ đầu tư. Còn nếu chạy trước quy hoạch hay không mà tiền không có thì cũng chịu.

Có ý kiến cho rằng, mặt trái của việc công khai dự thảo quy hoạch nhiều khi lại làm thị trường bất động sản rối loạn?


Ông Vũ Xuân Thiện: Tôi lại nghĩ khác, đã công khai, minh bạch quy hoạch thì sẽ không đảo lộn thị trường mà sẽ ổn định thị trường rất nhiều. Thông tin thông báo công khai thì sẽ ổn định thị trường chứ không thể làm rối loạn thị trường được.

Đầu năm nay, các chuyên gia và nhà quản lý đều khuyên giới đầu tư nên mua hơn là bán bất động sản. Nhưng thực tế thì thị trường đang ngày một xấu đi, nhiều dự án đang bắt đầu giảm giá, hút khách?

Ông Vũ Xuân Thiện: Thực tế thì tôi chưa nghe chuyện giảm giá, hay chiết khấu nào đó tại một dự án cụ thể. Những chủ đầu tư khuyến mại đó là họ làm việc riêng với khách hàng nên tôi không nắm được và chúng tôi chỉ có thể nói được khi họ đề cập với chúng tôi .

Còn tôi vẫn cho rằng, thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ có nhiều triển vọng hơn năm ngoái.

Xin cảm ơn ông!

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Dự án nhà máy điện hạt nhân: Vẫn có thể điều chỉnh
  • Tăng trưởng kinh tế: Lùi 1 bước để tiến 2 bước
  • Quỹ bình ổn không ổn
  • Lạm phát 2011 khác gì so với các năm trước?
  • 30 nghìn tỷ đồng cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam
  • Dẫn vốn vào đúng chỗ
  • Chấm dứt cho vay và huy động USD
  • Không thể giảm nhanh tốc độ tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi