Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xăng dầu xin thêm ưu đãi

Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu.

Lý do được các doanh nghiệp đưa ra là giá nhiên liệu thế giới đang đứng ở mức quá cao. Việc Nhà nước hỗ trợ bằng quỹ bình ổn chỉ giải quyết được một phần chứ chưa giúp họ thoát lỗ.

Thuế nhập khẩu áp dụng đối mới mặt hàng xăng hiện là 17%, còn dầu diezel và dầu hỏa là 10%. Mức thuế này không thay đổi suốt từ tháng 4 đến nay, trong khi giá nhập khẩu đang đứng ở mức khá cao. Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ hỗ trợ phần nào, giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí.

Trao đổi với phóng viên, một quan chức Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã nhận được văn bản đề nghị được giảm thuế nhập khẩu xăng dầu của một số doanh nghiệp kinh doanh đầu mối, trong đó có Petrolimex - đơn vị đang chiếm trên 60% thị phần.

Vị quan chức Bộ Tài chính cho hay sử dụng van thuế chỉ là một trong số các biện pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới leo thang, giá bán lẻ trong nước chưa được phép tăng. "Chúng tôi đang tính toán căn cứ vào biến động của thị trường. Doanh nghiệp kêu cứ kêu nhưng họ lỗ thật hay không, lỗ bao nhiêu cũng cần phải xem xét thận trọng. Không phải cứ thấy kêu khổ là hỗ trợ ngay", vị lãnh đạo này nói.

Theo ông, việc có giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hay không còn phải bàn bạc và xin ý kiến của cấp cao hơn. Nguyên tắc điều hành của Bộ Tài chính là cân đối lợi ích giữa 3 đối tượng doanh nghiệp - Nhà nước và người tiêu dùng.

Hồi tuần trước, Bộ Tài chính đã quyết định xả quỹ bình ổn, cho phép doanh nghiệp được sử dụng 1.200 đồng mỗi lít xăng để bù lỗ. Mức bù lỗ đối với mặt hàng dầu diezel là 1.000 đồng mỗi lít, dầu hỏa 1.200 đồng và dầu mazut là 700 đồng mỗi lít.

(VnExpress)

  • Kết luận thanh tra toàn diện Vinashin: “Không chỉ nêu cái sai”
  • Bộ Tài chính kiên trì quan điểm về quỹ bình ổn giá xăng dầu
  • Đưa vào vận hành nhiều công trình cung cấp điện
  • CPI tháng 10 tăng cao nhất trong 15 năm qua
  • Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp nặng tháng 10, 10 tháng năm 2010
  • Lạm phát khó dừng ở mức 8%
  • Doanh thu phần mềm Việt Nam tăng 40 lần trong 10 năm
  • Thêm nguồn điện cho mùa khô năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi