Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bàn biện pháp nâng kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Cô-Oét

Tại Hà Nội, Bộ Công Thương vừa tổ chức kỳ họp thứ nhất Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học- kinh tế giữa Việt Nam và Co-Oét về việc bàn các biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại và đề xuất phương hướng trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa kim ngạch trao đổi hai chiều.

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Cô-Oét phát triển tốt đẹp nhưng do thị trường Cô-Oét nhỏ nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này không lớn. Những năm qua, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Cô-Oét xăng dầu, hoá chất và phân bón với khối lượng lớn. Đây là những mặt hàng có thế mạnh của thị trường này. Năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 117 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 40 triệu USD và nhập khẩu 77 triệu USD. 9 tháng năm 2009, trao đổi thương mại hai chiều đạt 45 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 30,5 triệu USD và nhập khẩu 14,5 triệu USD. Sở dĩ kim ngạch thời gian này thấp là do Việt Nam không nhập khẩu sản phẩm xăng dầu vì hai bên chưa thống nhất xong về tiêu chuẩn quy cách sản phẩm. Ngược lại, các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Cô-Oét chủ yếu là sữa, hải sản, sản phẩm gỗ và dệt may.

Tại kỳ họp lần này, hai bên đã tập trung nghiên cứu khả năng hợp tác bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng hai nước, theo đó, Việt Nam đảm bảo cung cấp ổn định lương thực, thực phẩm cho Cô-Oét và Cô-Oét cũng đảm bảo cung cấp ổn định dầu thô, các sản phẩm xăng dầu cho Việt Nam. Tới đây, Việt Nam cần đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư để giới thiệu chính sách, môi trường, danh mục các dự án đầu tư của Cô-Oét và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này sang đầu tư tại Việt Nam trong các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án về dầu khí, năng lượng, dịch vụ chất lượng cao, cảng biển, sân bay, điện, sản phẩm hoá dầu, khu đô thị, khu công nghiệp là những thế mạnh tiềm năng mà cả phía Việt Nam cần tranh thủ tận dụng. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị Cô-Oét thông qua Quỹ phát triển kinh tế Ả- Rập tiếp tục tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và thuỷ lợi của Việt Nam. Đặc biệt, hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin nhằm xúc tiến thương mại sản phẩm nông lâm, thuỷ sản, nhất là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo, cà phê, thuỷ sản...


(Vinanet)

  • VN sẽ chào thầu dự án điện hạt nhân vào 2012-2013
  • Ưu tiên ODA cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
  • Vận hành nhiều công trình điện trong tháng 12
  • Ngành điện bối rối vì hạn
  • Kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 11 tháng đầu năm 2009
  • Khắc nghiệt như kinh doanh hàng không
  • Hướng đi mới trong quản lý nghề cá quy mô nhỏ
  • Viễn thông Việt Nam: Chất lượng chưa đi cùng số lượng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi