Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Gói kích cầu một, hai như nhau cả

picture
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: "Không nên nói gói kích cầu thứ nhất hay thứ hai".

Đầu phiên thảo luận về kinh tế, xã hội của Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã đăng đàn làm rõ thêm một số vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Đó là sẽ tiếp tục kích cầu như thế nào, vì sao chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) quá cao và lúc nào sẽ trình đề án tái cấu trúc nền kinh tế.

Ngay sau đó, trao đổi với báo chí trong giờ nghỉ giải lao, Bộ trưởng Phúc cũng đã làm rõ thêm những vấn đề này, đặc biệt là chuyện kích cầu. Ông nói, đừng gọi là gói một, gói hai, vì một hay hai cũng như nhau cả, vấn đề là có tiếp tục hay không thôi.

Khẳng định thời gian qua, gói kích cầu đã phát huy tác dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế 5,2% như Chính phủ đã báo cáo, ông Phúc đề nghị phải đánh giá tổng thể, chứ không nên chỉ nhìn vào gói hỗ trợ lãi suất.

Về những ý kiến nhiều chiều đối với việc có gói kích cầu thứ hai hay không, Bộ trưởng Phúc cho biết, một số chính sách vẫn tiếp tục được Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị thực hiện, đặc biệt là gói hỗ trợ cho nông dân thì cần thực hiện lâu dài.

Bộ cũng đã kiến nghị Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước thể chế hóa bằng cách ban hành nghị định về tín dụng nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân tiếp cận vốn.

Riêng về gói hỗ trợ lãi suất, Bộ trưởng Phúc bày tỏ sự đồng tình với một số ý kiến cần xem xét lại một cách cẩn trọng. Nhất là trong điều kiện một số chỉ tiêu vĩ mô đang có diễn biến chưa thuận lợi.

"Dự kiến đến 31/10, tổng phương tiện thanh toán tăng đến 23,99%, tổng dư nợ tăng đến 33,26 %, dư nợ VND tăng 39,56%, đấy là vấn đề cần lưu tâm khi quyết định chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất nữa hay không", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết trong ngày 30/10, Chính phủ sẽ bàn việc này trên cơ sở đề xuất của Bộ.

Đề án tái cấu trúc kinh tế chưa hoàn tất

Liên quan đến vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, Bộ trưởng Phúc nói, vấn đề này thực ra vẫn đang được thực hiện nhưng mức độ thế nào, cách thức ra sao thì cần hệ thống lại toàn bộ tại đề án này. Hiện đề án đang được hoàn tất, đang lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học để trình ra chính phủ.

“Đây là vấn đề lớn nên Chính phủ cần có thời gian xem xét thêm, vừa rồi mới trình Quốc hội bản sơ thảo, tháng 11, 12 sẽ trình Chính phủ thông qua, sau đó mới trình Quốc hội”, Bộ trưởng cho biết.

Cũng liên quan đến chất lượng tăng trưởng, chỉ số ICOR quá cao đã khiến Quốc hội lo ngại. Thừa nhận chỉ số này so với nhiều nước là đang cao, nhưng ông Phúc cho rằng phải nhìn nhận trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, trong việc xử lý kích cầu đầu tư năm 2009.

Năm 2009, đầu tư sinh lợi để làm ra GDP tăng rất thấp, như đầu tư của dân cư, của doanh nghiệp và của cả doanh nghiệp Nhà nước cũng giảm. Điều này dẫn đến chỉ số ICOR cao hơn năm ngoái nhiều. Vì vậy cần xem lại tính hợp lý để có quyết sách trong thời gian tới, Bộ trưởng giải thích.
 
Cuối phần phát biểu, Bộ trưởng Phúc cũng đề cập vấn đề lồng ghép để thực hiện hiệu quả hơn các chương trình mục tiêu, hiện đang có nhiều ý kiến lo ngại từ Quốc hội.

Ông cho biết đã kiến nghị khi giao vốn thì giao tổng thể các chương trình mục tiêu để địa phương thuận lợi lồng ghép. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận thực hiện chưa tốt, còn có dư luận một số quan chức của một số bộ vẫn chỉ đạo cụ thể việc phân bổ vốn. “Điều này đang diễn ra vì còn đang nể nhau, trong khi phải thẳng thừng mà làm vì việc chung”, ông Phúc nhấn mạnh.

(Theo Minh Thuý // Vneconomy)

  • Kinh tế, xã hội qua góc nhìn của 64 đại biểu Quốc hội
  • Đại biểu Quốc hội và hai chữ “tuy nhiên”
  • VFA cần rút khỏi điều hành xuất khẩu gạo
  • Bộ Xây dựng đồng ý mở casino tại Phú Quốc
  • Tiếp tục kích cầu sẽ tăng trưởng tốt hơn
  • Quản lý hoạt động hàng không đang bị buông lỏng?
  • Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị chuyển hướng kích thích kinh tế
  • Tái cơ cấu kinh tế nhìn từ thủ tục hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi