Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN đáng bị khiển trách khi... chậm nâng giá thuê cột diện

Sau những tranh chấp về giá thuê cột điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp viễn thông, gần đây, một số doanh nghiệp viễn thông có kế hoạch tự dựng cột điện để treo cáp, dây.

Đây là vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm. PV  đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thành, Phó vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) về vấn đề này.
 
- Nếu các doanh nghiệp viễn thông tuyên bố tự dựng cột để treo cáp thì việc làm này có thể gây ra một sự lãng phí lớn. Bộ Công Thương đã có những động thái gì giúp giải quyết những tranh chấp này, thưa ông?

-  Theo báo cáo của EVN hiện nay trong tất cả các doanh nghiệp thuê cột của EVN để treo cáp thông tin thì chỉ có VNPT (Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) là chưa ký hợp đồng với EVN theo giá mới. Vậy nên tranh chấp về giá thuê hiện nay thực ra chỉ là tranh chấp giữa EVN và VNPT.

Mặt khác, cột điện được trồng là để thực hiện chức năng truyền tải, phân phối điện. Tất cả cột điện trồng trước khi EVN được phép kinh doanh viễn thông đều chưa dự kiến đến việc cho các doanh nghiệp khác thuê để treo cáp thông tin. Việc treo cáp thông tin trên cột điện chỉ thực hiện khi điều kiện kỹ thuật cho phép vì vậy không thể nói việc để cho các doanh nghiệp viễn thông tự trồng cột để treo cáp là gây lãng phí cho xã hội được. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp trong kinh doanh đều rất nhạy cảm, nếu quả thực tự dựng cột hiệu quả hơn, thì chắc chắn chúng ta không cần có cuộc trò chuyện này.

- Ông đánh giá thế nào về phương án nhờ Bộ Tài chính can thiệp để hiệp thương giá như Báo GĐ&XH đã đề cập (ở số báo 123 ra ngày 14/10/2009)?

- Theo quy định tại điều 11, Nghị định 75/2008/NĐ-CP thì việc tổ chức hiệp thương giá được thực hiện với các “Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế”. Đối chiếu các điều kiện trên thì việc cho thuê cột điện để treo cáp thông tin của EVN hiện nay không thuộc đối tượng hiệp thương giá. Vì thứ nhất, việc EVN cho thuê cột chỉ là khai thác nốt phần dư khả năng chịu lực của cột, móng, nhằm bù đắp phần nào những tốn kém trong quá trình ngầm hoá lưới điện đô thị, không phải mục đích kinh doanh là chính. Thứ hai, trước đây các doanh nghiệp viễn thông cũng đã dựng cột để treo cáp ở những nơi không có cột điện sẵn. Thứ ba, treo cáp trên đường dây điện lực chỉ là giải pháp trước mắt, mang tính kết hợp. Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai công nghệ không dây hay ngầm hoá hệ thống cáp truyền dẫn thông tin.

Mặt khác, như tôi đã nói ở trên, hiện nay tất cả các doanh nghiệp viễn thông ngoài VNPT đều đã ký hợp đồng thuê cột theo khung giá mới, kể cả truyền hình cáp. Theo tính toán của chúng tôi, mức giá EVN đưa ra không làm cho các doanh nghiệp thuê lại bị lỗ và chưa đến mức ảnh hưởng làm cho giá dịch vụ viễn thông tăng, tức là người tiêu dùng chưa bị ảnh hưởng.

- Tranh chấp xuất phát từ việc EVN đòi nâng giá cho thuê cột điện, việc này đã được sự chấp thuận của Bộ Công Thương chưa? Doanh nghiệp có thể tự ý nâng giá cho thuê như vậy không, thưa ông?

- Trước hết việc doanh nghiệp đưa ra yêu cầu điều chỉnh giá dịch vụ hàng năm hoặc sau một số năm là điều dễ hiểu. Từ năm 2003 đến nay, giá cột điện và giá bê tông móng cột đã tăng từ 3,3 đến 4,4 lần thì việc bây giờ EVN mới đặt vấn đề nâng giá dịch vụ là quá chậm, chưa linh hoạt trong kinh doanh. Nói đúng ra, EVN còn đáng bị khiển trách trong việc chậm trễ nâng giá này. Mặt khác, việc điều chỉnh giá dịch vụ cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường là quyền hạn của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ có tác động đến một số mặt hàng quan trọng thiết yếu. Giá thuê cột điện không thuộc loại mặt hàng này.

- Từ tranh chấp giá thuê cột điện này, nhiều chuyên gia đề xuất nên có một cơ quan đầu mối quản lý hệ thống hạ tầng chung, điện, nước, viễn thông, khí gas… như mô hình nhiều nước trên thế giới. Xin ông cho biết ý kiến về đề xuất này?

- Việc có một cơ quan đầu mối quản lý hạ tầng chung là rất tốt. Nhưng làm được việc đó không phải dễ và lúc nào cũng làm được. Nó sẽ tránh được nhiều lãng phí, hạn chế được tình trạng đào đường rồi lại lấp. Nhưng nói chung khả năng mang lại hiệu quả về tài chính cho doanh nghiệp là mong manh. Cơ hội hoàn vốn đầu tư cho doanh nghiệp loại này nói chung là thấp. Nhìn chung việc này cần phải thực hiện ngay khi đưa ra quy hoạch mới, quy hoạch lại ở các khu đô thị, còn đối với khu vực nông thông thì đề xuất này sẽ rất khó thực hiện.

+ Xin cảm ơn ông!

(Giadinh)

  • CPI bất ngờ tăng tốc
  • Xuất khẩu gạo: Vẫn phải 'lụy' VFA
  • Quy hoạch: Quá nan giải
  • Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Quy hoạch - Phải chấp nhận thời kỳ quá độ
  • Đào tạo nhân lực - giải pháp đột phá công nghệ thông tin
  • Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, không phá giá VND
  • Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Đầu tư chủ yếu từ vốn Nhà nước
  • Chấm dứt chế độ cấp phép tần số vô tuyến điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi