Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI bất ngờ tăng tốc

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 11/2009, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bất ngờ tăng 0,55% so với tháng trước, sau khi chỉ tăng 0,37% trong tháng 10/2009.

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI đã tăng 4,53%, còn so với tháng 12/2008, tăng 5,07% và so với kỳ gốc năm 2009, tăng 2,73%. Tính chung lại, CPI 11 tháng đầu năm nay đã tăng 6,91% so với trung bình của 11 tháng năm ngoái.

Trong tháng 11, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính - viễn thông giảm 0,05% so với tháng trước, tất cả các nhóm hàng còn lại đều tăng giá.

Đặc biệt, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, mặc dù tính chung, CPI nhóm hàng này chỉ tăng 0,87% so với tháng trước, nhưng tính riêng, mặt hàng lương thực tăng tới 2,22%. Đây là một điểm khác biệt khá lớn, bởi trong nhiều tháng qua, giá lương thực luôn trong xu hướng giảm.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng là nhóm hàng có mức tăng giá cao nhất. Tiếp sau đó là nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,75%), đồ uống và thuốc lá (0,44%), giao thông (0,42%), may mặc, mũ nón, giày dép (0,32%)…

Trong tháng 11, thị trường ghi nhận sự đảo điên của giá vàng, do vậy, chỉ số giá vàng đã tăng tới 10,08% so với tháng trước. Mức tăng giá này so với tháng 11 năm ngoái là 49,88%, còn so với tháng 12/2008 là 48,72%. Trung bình, chỉ số giá vàng của 11 tháng năm nay đã tăng 15,73% so với 11 tháng năm ngoái.

Giá USD trong tháng qua cũng biến động bất thường, với mức tăng 1,45% so với tháng trước. Như vậy, so với cùng kỳ, giá USD đã tăng 8,5%; còn so với tháng 12/2008, tăng 7,28%.

Theo Phó Vụ trưởng vụ Thương mại Giá cả (Tổng cục Thống kê), ông Nguyễn Đức Thắng, sở dĩ giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. Bên cạnh đó, đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên cũng là một nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh.

Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng cũng như việc tăng “nóng” giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy khiến CPI tháng 11 tăng mạnh.

Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân đẩy CPI tăng lên. Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao.

Theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, giá lương thực, thực phẩm có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của hậu quả bão lũ. Giá một số hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu cũng có thể tăng cao do giá USD trên thị trường tăng mạnh.

Ngoài ra, dịch bệnh hoành hành ở nhiều địa phương khiến nguồn cung sẽ chịu sức ép vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm. Theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, dự báo, CPI tháng 12 sẽ tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì lạm phát năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%.

( Đầu Tư)

  • EVN đáng bị khiển trách khi... chậm nâng giá thuê cột diện
  • Xuất khẩu gạo: Vẫn phải 'lụy' VFA
  • Quy hoạch: Quá nan giải
  • Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Quy hoạch - Phải chấp nhận thời kỳ quá độ
  • Đào tạo nhân lực - giải pháp đột phá công nghệ thông tin
  • Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, không phá giá VND
  • Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Đầu tư chủ yếu từ vốn Nhà nước
  • Chấm dứt chế độ cấp phép tần số vô tuyến điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi