Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy hoạch: Quá nan giải

Đến nay, hơn 50% đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000 ở các quận, huyện trên địa bàn TPHCM đã được lập là cơ sở quan trọng giúp cho chính quyền quản lý tốt việc phát triển đô thị. Tất nhiên, động thái này cũng giúp người dân có thêm thông tin để xây sửa nhà cửa, ổn định cuộc sống. Thế nhưng trong nhiều trường hợp lại không hẳn như vậy. 

  • Khổ vì... quy hoạch “treo” 

Cách nay hơn 3 năm, ông Tống Văn Độ, một người dân ngụ tại số nhà 469 đường Bình Quới - Thanh Đa (Bình Thạnh), đã thay mặt người dân nơi đây đặt vấn đề với ngành chức năng: Bao giờ thực hiện dự án xây dựng đô thị mới tại Bình Quới - Thanh Đa như quy hoạch đã được duyệt cách nay gần 20 năm? Nhiều đại biểu HĐND TPHCM, đơn vị bầu cử ở quận Bình Thạnh như đại biểu Đặng Văn Khoa cũng đã nhiều lần chất vấn ngành chức năng về tiến độ xây dựng khu đô thị mới ở Bình Quới - Thanh Đa. Tuy nhiên, tất cả những câu hỏi ấy, đến nay vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. 

Cho đến chiều 3-11, ông Tống Văn Độ tiếp tục khẳng định, người dân Bình Quới - Thanh Đa vẫn chưa thấy động thái nào chứng tỏ rằng dự án xây dựng đô thị đã được khởi động.

“Cuộc sống người dân nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Những người có giấy tờ đất đai hợp lệ từ năm 1993 trở về trước mới được xây sửa nhà, nhưng với điều kiện phải dỡ bỏ, không được đền bù khi dự án xây dựng đô thị được thực hiện. Những người có giấy tờ nhà đất chưa đầy đủ thì không được xây sửa nhà. Việc hoàn thiện giấy tờ nhà của những người này lại hoàn toàn không dễ dàng chút nào… vì vướng quy hoạch xây dựng đô thị mới” - ông Tống Văn Độ nói. 

Dự án xây dựng đô thị mới tại Bình Quới - Thanh Đa quá lâu không triển khai xây dựng đã được Báo SGGP phản ánh rất nhiều lần. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong hàng trăm dự án xây dựng đô thị chậm triển khai của TP. Có nhiều nguyên nhân làm cho các dự án này chậm triển khai như chưa giải phóng được mặt bằng, chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện, người dân không đồng tình với dự án…

Chính vì vậy mà về nguyên tắc, dự án chậm triển khai 2-3 năm là phải thu hồi, nhưng trên thực tế ngành chức năng rất khó thu hồi dự án. Theo một cán bộ của Sở TN-MT - đơn vị có trách nhiệm giao đất và thu hồi đất của dự án, hầu hết các chủ đầu tư khi được yêu cầu giao lại dự án đều nêu ra hàng loạt lý do “chính đáng” để giải thích cho việc chậm trễ của mình nên sở muốn thu hồi dự án cũng không đơn giản. 

  • Khó... vì quy hoạch không phù hợp 

Báo cáo về tình hình lập và quản lý quy hoạch đô thị tại quận, UBND quận 2 cho biết: nhiều đồ án quy hoạch do kiến trúc sư trưởng (trước kia) phê duyệt, nay đã không còn phù hợp với định hướng phát triển chung của quận, không tạo cơ hội cho các nhân tố mới phát triển.

Nhiều chủ đầu tư dự án muốn điều chỉnh quy hoạch từ đất ở thấp tầng thành đất ở cao tầng, nhưng do đã xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã duyệt, quá nhỏ nên quận không thể đáp ứng mong muốn của các chủ đầu tư. Chính vì vậy mà nhiều đồ án xây dựng đã chậm được triển khai. 

Câu chuyện về chủ đầu tư mong muốn điều chỉnh quy hoạch theo hướng khai thác được tối đa diện tích đất không phải chỉ có ở quận 2. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các khu vực trung tâm thành phố, khu đô thị mới như Thủ Thiêm hoặc các vùng đất “vàng” khác.

Điều này cũng dễ hiểu bởi nhà đầu tư luôn có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó những nhà kiến trúc, lập quy hoạch lại có xu hướng tôn trọng cái đẹp, hài hòa, bảo vệ môi trường. Theo một cán bộ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, hiện nay rất nhiều đồ án quy hoạch trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được xem xét lại trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên.

“Đồ án đẹp mà không có người xây dựng thì mãi mãi là đồ án nằm trên giấy. Ngược lại nếu chiều hoàn toàn theo ý muốn của chủ đầu tư thì thành phố sẽ có nguy cơ… nát như tương” - vị cán bộ này nói. Là người “đứng cửa giữa”, quả thật chính quyền địa phương ở nhiều nơi đang rất khó xử trong những tình huống như vậy. Nhất là khi việc thu hút đầu tư phát triển đô thị ở TPHCM đang bị các địa phương khác cạnh tranh quyết liệt. 

Giải bài toán này như thế nào? Báo SGGP rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu và bạn đọc

(Theo SGGP Online)

  • Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Quy hoạch - Phải chấp nhận thời kỳ quá độ
  • Đào tạo nhân lực - giải pháp đột phá công nghệ thông tin
  • Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, không phá giá VND
  • Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Đầu tư chủ yếu từ vốn Nhà nước
  • Chấm dứt chế độ cấp phép tần số vô tuyến điện
  • Luật An toàn thực phẩm có điều chỉnh sản phẩm khai thác tự nhiên?
  • Tách bạch nhiệm vụ xã hội với hiệu quả kinh doanh
  • Hợp tác công - tư: Hướng đi mới để thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi