Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài

 
Khu công nghệ cao TP.HCM thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Văn Khánh/TTXVN)

Ngày 8/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về “Cải cách thủ tục hành chính”.

Đại diện các hiệp hội tham dự toạ đàm đều cho rằng Chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) Alain Cany đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cho rằng đây là một đề tài quan trọng, song cũng có nhiều thách thức đối với Việt Nam.

Cũng theo ông Alain Cany, có tới 20 - 30% lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bị mất do hệ thống quản lý hành chính không hiệu quả. Vì vậy, Việt Nam nên tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo về vấn đề này và cam kết sẽ đóng góp ý kiến để đảm bảo rằng cuộc đối thoại này mang lại nhiều lợi ích.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Kazuhiro Ohira lại cho rằng, điều quan trọng là Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đầy đủ hơn, trật tự hơn và phải đưa ra đúng trình tự nhất định.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - hiệp hội có trên 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, Lim Sungsam khẳng định mặc dù kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Lim Sungsam, để có thêm sự cạnh tranh trên thế giới bên cạnh việc đẩy mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn nữa, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách và loại bỏ những thủ tục không cần thiết, đồng thời đảm bảo thông tin công bố minh bạch cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Lim Sungsam hy vọng đề án sẽ sớm được hoàn thiện để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.

Hoan nghênh những ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Chủ tịch mong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục đưa ra những ý kiến để cải thiện thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Theo lộ trình thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30), sẽ có hai gói kiến nghị Chính phủ. Gói thứ nhất sẽ trình Chính phủ vào tháng 12 tới, gói thứ hai sẽ hoàn thành và trình Chính phủ vào tháng 2/2010./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Khởi công xây dựng đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
  • Mô hình một cửa mẫu hiện đại bước đầu có hiệu quả
  • Cải cách thủ tục hành chính: Xác định rõ mục đích của từng nhóm
  • Công tác chống lãng phí vẫn còn thấp với yêu cầu
  • Giải pháp đẩy mạnh hoạt động công nghiệp và thương mại quí III/2009
  • Tổng thu ngân sách nhà nước bằng 70,4% dự toán năm
  • Kiến nghị không tiếp tục một số chính sách miễn, giảm thuế
  • Ðể Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành ổn định và an toàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi