Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm lời giải bài toán năng lượng: Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vẫn là giải pháp hàng đầu

Tiếp nối sự kiện Giờ Trái đất chủ yếu mang tính tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức người tiêu dùng, các nhà quản lý đang có kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ chương trình sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả bằng những đề án, chính sách kinh tế cụ thể.

Nhãn tiết kiệm năng lượng

Hiệu suất sử dụng năng lượng còn thấp

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về bài toán cân bằng năng lượng với nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng đều đặn ở mức 2 con số mỗi năm. Trong khi đó, việc thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng truyền thống cũng như năng lượng mới, tái tạo còn rất hạn chế. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng bài toán trước mắt, khả thi nhất vẫn là việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện tại.

Thực tế, việc nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của Việt Nam đã được triển khai từ khá lâu, nhưng có thể nói còn khá nhiều “khoảng trống” và tiềm năng để thực hiện.

Mặc dù triển khai khá rộng với hơn 100 đề án, nhiệm vụ ở nhiều ngành, DN cũng như hộ gia đình, kết quả tiết kiệm năng lượng (TKNL) của năm 2006 mới đạt 135 KTOE đơn vị quy đổi (tương đương 1,6 tỷ kWh hoặc gần 1 triệu thùng dầu thô) đạt 0,56% tổng lượng tiêu thụ. Năm 2007, con số này là 347 KTOE, tương đương với 4 tỷ kWh. Còn tỷ lệ tiết kiệm đến đầu năm 2009 đạt khoảng xấp xỉ 3% tổng lượng tiêu thụ.

Ở các ngành tiêu thụ năng lượng lớn, hoạt động TKNL cũng đang triển khai ở một số bộ phận và quy mô còn nhỏ.

Đơn cử, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam kiểm toán và xây dựng chương trình giảm từ 6-10% tiêu hao nhiên liệu trong khai thác hầm lò, 2-5% khâu khai thác lộ thiên, 12% trong khâu sàng tuyển nhằm giảm tiêu hao năng lượng từ 9,15 xuống 8,9 kWh/tấn than nguyên khai. Ngành Giao thông lồng ghép các giải pháp TKNL  trong quy hoạch xây dựng cầu đường, sử dụng các nguồn năng lượng mới đối với các phương tiện vận tải. Ngành Dầu khí, Xi măng thực hiện đề án thu gom, sử dụng nguồn khí đốt thải…

Theo đánh giá chung, kết quả và tỷ lệ TKNL thời gian qua còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Một tính toán chỉ ra rằng, hiệu suất sử dụng năng lượng của nền kinh tế vẫn còn quá thấp khi năm 2009, để GDP tăng khoảng 5% cần tới mức tăng sản lượng điện sản xuất lên đến trên 13,5%.

Tập trung tiết kiệm ở các hộ tiêu thụ lớn

Trước tình hình này, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia đang quyết tâm triển khai một kế hoạch mới với nhiều giải pháp mạnh mẽ, các đề án, chính sách cụ thể hơn trong năm 2010. Trong đó, các cơ chế, chính sách cụ thể sẽ tập trung vào các đơn vị kinh doanh, hộ tiêu dùng năng lượng lớn.

Cụ thể, Chương trình sẽ triển khai giai đoạn 2 trên toàn quốc về dán nhãn TKNL thí điểm cho các sản phẩm bình đun nước nóng, quạt điện, ballast điện tử và bóng đèn compacts. Chuẩn bị điều kiện kỹ thuật cho việc tổ chức dán nhãn TKNL cho sản phẩm điều hòa không khí và tủ lạnh vào đầu năm 2010, phấn đấu dán nhãn TKNL cho 10 sản phẩm , nhằm đạt và vượt mục tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia (5 sản phẩm trong giai đoạn 2006-2010).

Các cơ quan quản lý sẽ tiến hành xây dựng và từng bước giới thiệu tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng trong DN, nhằm phục vụ mục tiêu áp dụng trong toàn bộ các DN tiêu thụ năng lượng trọng điểm. Qua đó góp phần thay đổi cơ bản ý thức và phương thức quản lý năng lượng tại các DN.

Đặc biệt, Chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được đẩy mạnh trong các DN sản xuất công nghiệp. Bởi qua các báo cáo khảo sát và báo cáo kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng TKNL đối với các phân ngành công nghiệp là rất lớn (sản xuất xi măng là 10-20%, giấy là 15%, thép trên 20% và hóa chất trên 20%...).

Theo đó, Nhà nước sẽ có chương trình hỗ trợ thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đối với ngành Điện, tổ chức triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện; phối hợp và triển khai đồng bộ các giải pháp trong Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010. Đối với ngành Than-Khoáng sản, tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng tiêu thụ và tiềm năng TKNL của các hộ tiêu thụ trọng điểm, các đơn vị sản xuất ngành Than. Tổng công ty Xi măng Việt Nam triển khai dự án tận nhiệt khí thải tại 6 công ty xi măng đã được xây dựng, trong đó Công ty Xi măng Hoàng Mai dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm nay dự án tận nhiệt khí thải với công suất phát điện 4,5 MW. Đối với ngành Thép và công nghiệp Tàu thủy, tổ chức khảo sát phân tích tiêu hao năng lượng  công ty và nhà máy trực thuộc, đề xuất giải pháp TKNL cho một số DN…

Tổng số tiền hỗ trợ chương trình này ước khoảng trên 60 tỷ đồng. Theo đánh giá, đây là những biện pháp tập trung đột phá để nâng cao hơn nữa kết quả mục tiêu TKNL ở mức 3-5%/ tổng mức năng lượng trong giai đoạn tới./.

(Theo Hinh Lâm // Tin Chính phủ)

  • Đóng góp xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
  • Giới hạn chương trình ôn thi không nằm trong sách tham khảo
  • Khởi động Dự án Thí điểm PPP
  • Tăng biện pháp bảo đảm cung cấp điện mùa khô
  • Bộ GD&ĐT: Tổng kết Hội nghị giao ban lần thứ 2 năm học 2009-2010
  • Bộ Nội vụ kiến nghị đơn giản hóa 91,4% TTHC
  • Từ 20/5, áp dụng mức phạt vi phạm giao thông nặng hơn
  • Đóng điện đường dây 220 kV Đồng Hới – Huế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi